Hoại tử một bên ngực do đắp lá chữa ung thư vú

(Ngày Nay) - Được phát hiện ung thư vú trước đó 2 năm nhưng bệnh nhân không điều trị mà tự đắp thuốc nam. Đến khi khi khối u lở loét, chảy mủ đục, đau đớn không chịu được bệnh nhân mới đến viện khám.
Hoại tử một bên ngực do đắp lá chữa ung thư vú

Theo nguồn tin đăng tải trên Zing.vn, Khoa Phẫu trị - Xạ trị và Y học Hạt nhân - Trung tâm ung bướu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật tái tạo ngực bằng vạt da cơ ngang bụng, điều trị ung thư vú cho bà T.T.T. (67 tuổi, trú tại Hồng Thái Tây, Đông Triều, Quảng Ninh).

Bà T. phát hiện bệnh ung thư vú năm 2017 nhưng không điều trị gì mà chỉ tự đắp thuốc ở nhà. Đến tháng 2/2019, bà nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí do khối u phát triển lớn (kích thước 12x12cm), lở loét, chảy mủ đục mùi hôi, đau đớn. Lần này, bà phải trải qua 1 điều trị đợt hóa chất.

Tuy nhiên, khối u không những không đáp ứng điều trị mà có diễn biến xấu đi. Bà tiếp tục được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u tối đa và chuyển vạt da tự thân che phủ tổn thương.

Các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ khối u tối đa và chuyển vạt da tự thân che phủ tổn thương.

Ca phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt da cơ ngang bụng (vạt TRAM) được thực hiện ngày 26/4/2019. Đến nay, sau gần 2 tuần điều trị cho thấy sức khỏe người bệnh tiến triển tốt, vết mổ khô, phần vạt da cơ được nuôi dưỡng tốt, theo báo Dân Trí.

Trao đổi với PV báo Vnexpress, bác sĩ Nguyễn Vũ, Phó giám đốc Trung Tâm Ung Bướu và Y học hạt nhân cho biết, có 2 phương pháp tạo hình vú. Thứ nhất là bồi đắp tự thân, tức là lấy những mô da, mô cơ trên cơ thể của chính người bệnh để bồi đắp, tạo hình. Phương pháp thứ hai là dùng các vật liệu tổng hợp để thay thế như túi độn...

Bồi đắp tự thân là phương pháp khó, phức tạp về kỹ thuật nhưng ít gây tổn thương cho người bệnh. Kết quả sau mổ tốt, đồng thời bỏ được phần da và mỡ thừa nên vòng bụng thon gọn hơn, tránh biến chứng khi dùng vật liệu tổng hợp.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trên 35 tuổi cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ, cần đến các bệnh viện có chuyên khoa về ung bướu điều trị, không dùng các mẹo dân gian khiến bệnh tiến triển nặng.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.