Hôi miệng khiến chúng ta mất tự tin khi nói chuyện với người khác |
Hôi miệng là lời cảnh báo 4 bệnh
Bệnh đường tiêu hóa: người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, rối loạn tiêu hóa,....đều có thể bị hôi miệng.
Táo bón: bị táo bón lâu ngày, những chất có hại tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời, sẽ gây ra các triệu chứng như: hôi miệng, chán ăn, dễ cáu giận,...
Viêm phổi và bệnh ở khoang mũi: người bị mắc hai bệnh này cũng có thể bị hôi miệng, vì khi bị phổi bị viêm, chất khí sinh ra sau khi đi qua phổi thở ra ngoài bị nhiễm khuẩn mới có mùi hôi; nguyên nhân gây bệnh ở khoang mũi cũng tương tự như vậy.
Suy gan, suy thận: ketoacidosis - tình trạng trao đổi chất mang tính bệnh lý với lượng ketone quá cao hoặc không thể kiểm soát cũng có thể gây nên mùi ngòn ngọt hoặc mùi táo thối.
Mẹo nhỏ tự đoán hôi miệng
Khum tay che miệng và cả phần mũi để tự đoán xem mình có bị hôi miệng hay không |
Khum tay che miệng và cả phần mũi, sau đó thở một hơi rồi ngửi thứ mùi vừa thở ra, sẽ biết mùi trong miệng mình như thế nào.
Cũng có thể dùng chiếc thìa nhỏ cạo vài cái trên mặt lưỡi, để trước mũi ngửi đoán, phương pháp này rất thích hợp khi muốn kiểm tra mùi hôi bắt nguồn từ phần sau lưỡi.
Tuy rất nhiều người bị hôi miệng, nhưng phần lớn đều không tự mình cảm nhận được, mà phải do người khác nói mới biết. Đó là do bộ phận ngạc mềm phía sau khoang miệng thông với khoang mũi, mũi không thể ngửi được mùi sinh ra ở phía sau khoang miệng.
Cho nên, tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra, nếu vài lần thử liên tục hoặc kiểm tra trong thời gian dài mà vẫn thấy hôi, thì rất có thể đã bị mắc bệnh về khoang miệng hoặc những bệnh khác, cần phải đi khám bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh.
Miệng hôi mùi trứng thối phải lưu ý bệnh khoang miệng
Thông thường, nếu bạn vừa mở miệng ra đã phát ra mùi thối trứng gà, phần lớn là triệu chứng bệnh ở khoang miệng. Trên 80% người bị hôi miệng đều thuộc loại này.
Sở dĩ có mùi này chủ yếu là vì ở tưa lưỡi, khe răng, chỗ răng sâu thường là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn kỵ khí và đồ ăn thừa, chúng kết hợp với nhau cùng tạo ra thứ mùi hôi khó chịu như mùi trứng gà thối ở khoang miệng.
Cao răng – thủ phạm gây hôi miệng giấu tay
Có rất nhiều vi khuẩn kỵ khí và “dưỡng chất” trong cao răng, chúng bám chặt vào răng rất khó chải sạch. Những vi khuẩn kỵ khí này gây ra hôi miệng trong quá trình phân giải cặn bã thức ăn, đồng thời còn làm hỏng răng lợi, gây bệnh về răng. Ngoài ra, lớp tưa lưỡi dày cũng là nơi các vi khuẩn kỵ khí sống ký sinh, cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng.
Những người bị viêm nha chu, viêm lợi thường có hơi thở rất nặng mùi |
Vì viêm lợi thường gây chảy máu, mủ, những thứ này trộn lẫn với nước bọt, dưới tác dụng của các vi khuẩn sẽ biến thành thứ mùi hôi hám.
Mùi hôi chua, hôi nồng nặc cảnh báo bệnh viêm đường tiêu hóa
“Có vài người bị bệnh mạn tính, mùi hôi phát ra từ miệng nặng hơn người bình thường nhiều lần, chỉ cần dựa vào “mùi hôi điếc mũi” này là biết chắc chắn họ không phải là vấn đề ở khoang miệng”. Theo các chuyên gia cho biết, hôi miệng còn có thể có khả năng là bệnh do các cơ quan khác trên cơ thể gây ra (tức, chứng hôi miệng không bắt nguồn từ miệng).
Như, người bị bệnh dạ dày mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản thường ợ lên có mùi hôi chua chua; người bị bệnh tiểu đường có thể có mùi táo thối; người bị bệnh gan cũng thường có mùi hôi.
Đương nhiên, chỉ dựa vào hôi miệng cũng không đủ căn cứ phán đoán ra bệnh, đầu tiên cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, trị bệnh khoang miệng, nếu vẫn không trừ khử được mùi hôi, cần phải lưu ý có thể vấn đề nằm ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Cách đề phòng hôi miệng
Chải răng, uống nước
Uống nhiều nước là cách kích thích nước bọt tiết ra làm sạch khoang miệng |
Phần lớn bệnh hôi miệng có liên quan đến khoang miệng và môi trường trong khoang miệng. Cho nên, muốn khống chế chứng hôi miệng, đầu tiên cần phải kịp thời chữa trị bệnh về khoang miệng: hàn lại răng khi bị sâu, chữa trị bệnh nha chu.
Tốt nhất, mỗi ngày chải răng ít nhất hai lần, khi chải răng cần chú ý vệ sinh sạch lưỡi, ngoài ra, có thể dùng nước súc miệng cũng có hiệu quả nhất định, uống nhiều nước để phòng tránh bị hôi miệng.
Uống nhiều nước: uống nhiều nước là cách kích thích nước bọt tiết ra làm sạch khoang miệng. Nó cũng là “vũ khí” hay đối phó chứng hôi miệng hiệu quả.
Thường xuyên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ: rau cần, củ cải, cà rốt, trái cây tươi,... Những loại đồ ăn này có tác dụng làm sạch khoang miệng.
Nghi ngờ người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam nhiễm Mers
Những dấu hiệu cho biết bạn bị ung thư giai đoạn đầu
Ăn cơm chan canh ảnh hưởng tới sức khỏe
Những thông tin quan trọng về dịch MERS
Những sai lầm của người đang giảm cân
Hàn Quốc: Người thứ 4 tử vong vì virus chết người MERS
Những “bí kíp” ăn uống để sống lâu
Những thực phẩm không nên động đến vào ban đêm
Những lợi ích bất ngờ của dưa lê
Bỏ túi những cách chống rạn da cho bà bầu
Những thực phẩm làm bạn già trước tuổi