Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng ngày 5/8, tại Khách sạn The YACHT (258 Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa”.
Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Hội nghị có sự tham dự của Nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên mặc nhiên BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới; ông Bolat Akchulakov, Chủ tịch Liên hiệp UNESCO Thế giới, Cố vấn của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan, Nguyên Bộ trưởng Năng lượng Kazakhsta; ông Lê Quốc Minh, Uỷ viên TW Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Ban Tuyên Giáo TW, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Bà Assel Utegenova – đại diện Ban Châu phi và Quan hệ đối ngoại của tổ chức UNESCO; Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban công tác Đại biểu thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Đai biểu Quốc hội khóa XV; Ông Vũ Minh Đạo, Vụ trưởng Vụ Văn hoá, Giáo dục thuộc Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội; Bà Nguyễn Thị Hà, Đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh, ủy viên Ủy ban Văn hóa Giáo dục... Cùng nhiều đại biểu đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 1

Nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên mặc nhiên BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới phát biểu khai mạc hội nghị.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa” là sự kiện quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa nói chung, tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và cá nhân trong nước cũng như trên thế giới kết nối, gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 2

Ông Bolat Akchulakov, Chủ tịch Liên hiệp UNESCO Thế giới, Cố vấn của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan, Nguyên Bộ trưởng Năng lượng Kazakhsta phát biểu tại sự kiện.

Phát biểu tại hội nghị, Ông Lê Quốc Minh, Uỷ viên TW Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Ban Tuyên Giáo TW, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Trong chiến lược của chính phủ, văn hóa được xác định là một mũi nhọn kinh tế. Đây là một thực tế mới, đòi hỏi mỗi người dân và nhà quản lý đều phải thay đổi tư duy. Trong nhiều thập kỷ, những chủ trương “công nghiệp hóa” và “hiện đại hóa” thường được gắn với các ngành công nghiệp, xây dựng. Nhưng khi văn hóa là một mũi nhọn, chúng ta phải xem xét lại cả một quá trình, vì có những giá trị văn hóa khi đã đánh đổi, không thể lấy lại.

Hôm nay, chúng ta tự hào kỷ niệm 30 năm ngày Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Nhưng cũng là dịp để chúng ta nhắc nhau rằng, UNESCO không chỉ là một thiết chế, mà còn là một phong trào của nhân dân. Tôi hy vọng rằng Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, các tổ chức UNESCO quốc tế, sẽ cùng hợp sức với chính quyền và nhân dân Việt Nam trong việc tìm kiếm, phát hiện và tôn vinh các giá trị văn hóa độc đáo, tạo tiền đề cho phát triển”.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 3

Ông Lê Quốc Minh, Uỷ viên TW Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Ban Tuyên Giáo TW, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban công tác Đại biểu thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Đai biểu Quốc hội khóa XV chia sẻ: “Việt Nam có khá nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Vì vậy, chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP. Để thực hiện mục tiêu này, có rất nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với công nghiệp văn hóa” có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về vai trò của công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế và bảo tồn di sản văn hóa.

Tôi tin rằng, với sự nỗ lực và quyết tâm của tất cả các bên liên quan đang hiện diện trong khán phòng, lĩnh vực công nghiệp văn hóa tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Với nền tảng văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều giá trị truyền thống đan xen với hiện đại, đây chính là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo, cũng như là một lợi thế lớn để chúng ta phát triển công nghiệp văn hóa”.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 4

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Thường trực công tác Đại biểu thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Đai biểu Quốc hội khóa XV phát biểu.

Hội nghị lần này kỳ vọng đóng góp hành động tích cực và ý nghĩa trong việc xây dựng tương lai của ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, tái khẳng định vai trò và nỗ lực bền bỉ của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam sau hàng thập kỷ miệt mài đóng góp, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế, đặc biệt, khẳng định vai trò của quốc gia trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa nhân loại.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 5
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 6
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 7
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 8
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 9
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 10
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 11
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” ảnh 12
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.