Nâng cao vai trò của phong trào UNESCO với Công nghiệp Văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng ngày 5/8, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa”. Đây là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đăng cai chủ trì.
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị quy tụ 40 đại diện đến từ các quốc gia thành viên Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới (WFUCA) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, Kazakhstan, Rumani… cùng hàng trăm đại biểu từ các cơ quan, ban ngành, tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học uy tín tại Việt Nam.

Hội nghị Ban chấp hành WFUCA được tổ chức thường niên, nhằm thúc đẩy giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông toàn cầu. Năm nay, với việc đăng cai tổ chức của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội nghị lần thứ 43 đã trở thành diễn đàn quan trọng để thảo luận và định hình các hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu.

Tại hội nghị Ban chấp hành, các quốc gia thành viên của WFUCA báo cáo, tổng kết, đánh giá các hoạt động thực thi trong giai đoạn 2023-2024; thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới; bầu các vị trí lãnh đạo của nhiệm kỳ mới và thảo luận một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị lần thứ 44.

Điểm nhấn đáng chú ý của Hội nghị năm nay là việc các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về vai trò của công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế và bảo tồn di sản văn hóa.

Kết thúc hội nghị, các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên ngôn Hạ Long về "Kinh tế sáng tạo - Kết nối Văn hoá vì Hoà bình và Phát triển bền vững". Bản tuyên ngôn cam kết thúc đẩy các mô hình kinh tế trên cơ sở công bằng và bền vững, nâng cao chất lượng sống của mọi thành viên cộng đồng; ủng hộ các chính sách kinh tế thân thiện với môi trường và xã hội, đảm bảo rằng sự phát triển không gây hại đến các thế hệ tương lai; bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hoá, thúc đẩy những sáng kiến biến các di sản này thành tài sản phục vụ cho sự phát triển và gia tăng hạnh phúc của nhân loại; tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng văn hoá, coi việc thấu hiểu và tôn trọng giữa các nền văn hóa là tiền đề của hòa bình và thịnh vượng.

Năm 2024 cũng ghi dấu một thập kỷ kể từ khi TW Ðảng ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị TW 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Từ nghị quyết nói trên, công nghiệp văn hóa không chỉ là nguồn lực tạo ra giá trị kinh tế, góp phần truyền bá di sản văn hóa của một quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự cũng như hoạt động của Phong trào UNESCO trên toàn thế giới. Thông qua các chương trình, dự án, Phong trào UNESCO tạo ra sự hiểu biết, tôn trọng giữa các quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững và trao truyền các giá trị văn hóa tới tương lai.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa” là sự kiện quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa nói chung, tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và cá nhân trong nước cũng như trên thế giới kết nối, gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Cũng tại sự kiện, Hội đồng các giá trị văn hoá của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tặng bằng khen, chứng nhận cho các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho các phong trào UNESCO, phát huy các giá trị di sản văn hoá trong lĩnh vực mình hoạt động.

Cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức, doanh nghiệp được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam nhận thức là chìa khóa để tăng cường kết nối trong bối cảnh ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ; với sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, sự phát triển của nhân sự, sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức, sự phát triển của công nghệ, truyền thông, cũng như sự tăng cường hợp tác và kết nối trong các lĩnh vực liên quan. Bằng cách hợp tác và kết nối với nhau, các cá nhân, doanh nghiệp có thể tăng cường sức mạnh và tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm và kiến thức để kiến tạo vận hội cũng như đối mặt với các thách thức hiệu quả hơn.

Hội nghị kỳ vọng đóng góp hành động tích cực và ý nghĩa trong việc xây dựng tương lai của ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, tái khẳng định vai trò và nỗ lực bền bỉ của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam sau hàng thập kỷ miệt mài đóng góp, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế, đặc biệt, khẳng định vai trò của quốc gia trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa nhân loại.

Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.