Theo đó, chứng nhận “Người Tiên phong trên hành trình di sản” lần đầu tiên tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích nổi bật, có những đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển và quảng bá di sản kiến trúc, văn hóa, và thiên nhiên, thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo hài hòa với trách nhiệm tạo sinh kế và bảo tồn di sản văn hóa.
Các doanh nghiệp được trao chứng nhận "Người Tiên phong trên hành trình di sản” 2024 gồm có: Công ty Cổ phần Tập đoàn BIM; Mailand Hanoi City (Công ty CP địa ốc Phú Long- Tập đoàn Sovico Group); The Yacht By DC; Phygital Labs; Flamingo Golden Hill Hà Nam; Công ty CP Đâu tư và Quản lý khách sạn TNH; Thương hiệu Đôi Dép; Thương hiệu Thạch cổ trà- Công ty CP Đầu tư IGV- Group; Công ty tỷ $$. Đây đều là những doanh nghiệp, thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hoá, thúc đẩy những sáng kiến biến các di sản này thành tài sản phục vụ cho sự phát triển và gia tăng hạnh phúc của nhân loại; tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng và hài hòa văn hoá, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội dựa trên triết lý nhân văn và thịnh vượng.
Chứng nhận “Doanh nghiệp văn hóa Unesco” tôn vinh các cá nhân, tổ chức có thành tích nổi bật, có nhiều đóng góp trong việc phát triển con người, kinh tế, môi trường và sự tiến bộ xã hội, thông qua những phương pháp quản lý điển hình, các hoạt động chuyên môn và xã hội tiêu biểu. Trong quá trình hoạt động có sử dụng những yếu tố vật chất và phi vật chất mang bản sắc văn hóa doanh nghiệp đặc sắc, điển hình trong phong cách quản lý, kinh doanh và trong sản phẩm của mình.
Các doanh nghiệp được trao chứng nhận “Doanh nghiệp văn hóa Unesco” 2024 gồm có: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank; Tập đoàn Sovico Group;The Yacht By DC; Công ty CP Tập đoàn TH; Ngân hàng TMCP Nam Á; Công ty CP Nhựa Hưng Yên; Công ty CP bảo tín Mạnh Hải; Công ty XK Thủy sản Seaspimex; Dai- ichi Việt Nam…
Chứng nhận “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong hành trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản 2024” được trao cho duy nhất Tập đoàn Sovico Group- đối tác chiến lược của Unesco và Liên Hiệp quốc. Sovico Group được biết tới là Tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hàng không, chuyển đổi số, năng lượng, đô thị, nghỉ dưỡng, giáo dục…
Chứng nhận “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong hành trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản 2024” được trao cho duy nhất Tập đoàn Sovico Group- đối tác chiến lược của Unesco và Liên Hiệp quốc. Sovico Group được biết tới là Tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hàng không, chuyển đổi số, năng lượng, đô thị, nghỉ dưỡng, giáo dục…
Tháng 9/2020 Biên bản ghi nhớ giữa LHQ và Tập đoàn Sovico đã được ký kết, đánh dấu sự hợp tác chiến lược đầu tiên của một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam với LHQ nhằm hỗ trợ các Mục tiêu phát triển bền vững. Trong bốn năm vừa qua, với sự hỗ trợ của Tập đoàn SOVICO, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã triển khai dự án hỗ trợ tầm nhìn Thành phố Sáng tạo của Hà Nội và dự án hướng tới mở rộng quy mô các Thành phố Sáng tạo của UNESCO tại Việt Nam với sự tham gia của hai thành phố mới nhất là Đà Lạt và Hội An. UNESCO cũng tư vấn cho SOVICO về Chiến lược Trách nhiệm Xã hội của Tập đoàn để phù hợp với tầm nhìn của SOVICO về các hoạt động phát triển cộng đồng bền vững. Trong giai đoạn tiếp theo, Unesco và Sovico Group hướng tới hỗ trợ Việt Nam xây dựng các thành phố sáng tạo đồng thời phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng các địa phương nằm trong Hành lang di sản Bắc Trung Bộ.
Các chứng nhận được Hội đồng các giá trị văn hoá của Liên hiệp các Hội UNESCO trao tặng dựa trên phương pháp đánh giá và hệ thống tiêu chí xét, thẩm định khách quan, độc lập và toàn diện, những danh hiệu được xem xét trao tặng là bằng chứng về những công lao, đóng góp trong việc phát triển về con người, kinh tế, môi trường và sự tiến bộ xã hội, ghi nhận công lao và những đóng góp của các tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân vào sự tiến bộ của con người, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.
Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (WFUCA) lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” là sự kiện đặc biệt quan trọng và ý nghĩa được Việt Nam đăng cai tổ chức dưới sự chấp thuận của Ban đối ngoại Trung ương Đảng; Chính phủ Việt Nam và WFUCA thế giới.
Hội nghị quy tụ 40 đại diện đến từ các quốc gia thành viên Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới (WFUCA) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, Kazakhstan, Rumani… cùng hàng trăm đại biểu từ các cơ quan, ban ngành, tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học uy tín tại Việt Nam, là diễn đàn quan trọng để thảo luận và định hình các hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu.
Điểm nhấn đáng chú ý của Hội nghị năm nay là việc các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về vai trò của công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế và bảo tồn di sản văn hóa.
Kết thúc hội nghị, các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên ngôn Hạ Long về "Kinh tế sáng tạo - Kết nối Văn hoá vì Hoà bình và Phát triển bền vững". Bản tuyên ngôn cam kết thúc đẩy các mô hình kinh tế trên cơ sở công bằng và bền vững, nâng cao chất lượng sống của mọi thành viên cộng đồng; ủng hộ các chính sách kinh tế thân thiện với môi trường và xã hội, đảm bảo rằng sự phát triển không gây hại đến các thế hệ tương lai; bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hoá, thúc đẩy những sáng kiến biến các di sản này thành tài sản phục vụ cho sự phát triển và gia tăng hạnh phúc của nhân loại; tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng văn hoá, coi việc thấu hiểu và tôn trọng giữa các nền văn hóa là tiền đề của hòa bình và thịnh vượng.