Hồi phục kinh tế: Trọng tâm trước mắt là giảm chi phí khu vực sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Về giải pháp điều hành trọng tâm trong sáu tháng cuối năm, cơ quan quản lý cho biết sẽ đề xuất các chính sách cụ thể và triển khai ngay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo lạm phát cơ bản tăng 1,25%. (Ảnh: TTXVN)
CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo lạm phát cơ bản tăng 1,25%. (Ảnh: TTXVN)

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình thế giới có nhiều biến động và tiềm ẩn rất phức tạp, khó lường, như giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao… đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới. Cùng với đó, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu "leo thang" theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển. Đây cũng là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý 2 và sáu tháng của năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Điều này khiến các ngành hàng, doanh nghiệp trong nửa chặng đầu của năm gặp nhiều khó khăn.

Ông Vũ Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết ngành xây dựng đang đứng trước thách thức “trăm bề,” khi tất cả các chi phí đầu vào từ sắt, thép, ximăng, cát, xăng, dầu … và chi phí vận chuyển tăng “phi mã,” khiến giá thành các dự án bị "đội" lên 18%-30% và làm cho lợi nhuận của toàn ngành giảm sút rất mạnh.

“Mặc dù ngành xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng rất cao trong 6 tháng đầu năm nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn đáp ứng cho các dự án FDI, còn lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như rơi vào cảnh 'chết lâm sàng',” ông Hiệp buồn rầu cho biết.

Về vấn đề này ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) cũng cho hay toàn bộ hàng hóa sản xuất nội địa bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu, dịch vụ vận tải tăng cao. Hiện chi phí logistics đã và đang là “gánh nặng” đè trên vai các doanh nghiệp xuất khẩu và tình trạng này còn có thể nặng nề hơn trong năm nay.

Tương tự, ngành du lịch đã ghi nhận sự hồi phục tích cực trong sáu tháng qua, song ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng cho biết các doanh nghiệp du lịch đã phải nỗ lực rất lớn trong việc giảm chi phí dịch vụ để thu hút khách, trong khi chi phí về vận tải lại tăng mạnh gây ảnh hưởng tới giá tour.

“Trong bối cảnh hiện nay, để bán được tour, các doanh nghiệp phải cân đối rất nhiều,” ông Bình nói.

Cần giải pháp hỗ trợ đồng bộ

Về các giải pháp chính sách hỗ trợ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng cần phải có giải pháp hỗ trợ chính sách cụ thể trong ngắn hạn với khả năng thực hiện được ngay, bên cạnh đó là các giải pháp trong trung và dài hạn để nâng cao tính liên kết, lan tỏa giữa khu vực có vốn đầu trực trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

“Yêu cầu là phải đảm bảo tính khả thi, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức song tránh dàn trải và lãng phí nguồn lực,” Ông Phương cho biết.

Hồi phục kinh tế: Trọng tâm trước mắt là giảm chi phí khu vực sản xuất ảnh 1
Mục tiêu các chính sách ngắn hạn tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định đời sống cho người. (Ảnh: TTXVN)

Từ các yêu cầu nêu trên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh giải pháp điều hành trọng tâm trong sáu tháng cuối năm, gồm các nhóm chính sách cụ thể với mục tiêu có thể triển khai ngay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định đời sống cho người nông dân đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và ổn định đời sống người nghèo, người thu nhập thấp... Tiếp đó là nhóm giải pháp trong trung và dài hạn tập trung vào phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư, giải quyết các điểm nghẽn của nền kinh tế về năng suất lao động, chuỗi cung ứng, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính đã có buổi làm việc với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trao đổi một số vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, cụ thể về thuế-phí xăng dầu, giá bán xăng dầu, chi phí trong công thức giá, quy định trong hình thành giá cơ sở và kiến nghị đề xuất nhằm có mức giá phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh xăng dầu hiện nay.

Từ đó, Bộ Tài chính đã và đang trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chính sách thuế đối với xăng dầu trong năm 2022. Ngoài ra, cơ quan này dự kiến trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12.

Để đa dạng hóa nguồn cung xăng (tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN) đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết, đại diện Bộ Tài chính cho hay hiện đang khẩn trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự án Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để trình Chính phủ (trong tháng Tám). Theo đó, trên cơ sở ý kiến tham gia, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với xăng từ 20% xuống mức phù hợp.

Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu nhằm góp phần giảm giá mặt hàng xăng dầu, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế.

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).