Hôm nay Quốc hội sẽ giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước

Sáng nay (22-10), kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến làm việc trong thời gian 24 ngày (không kể ngày nghỉ) và họp phiên bế mạc vào ngày 21-11.
Hôm nay Quốc hội sẽ giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước

Theo nghị trình dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua chín dự án luật, một dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về sáu dự án luật khác. Các dự án luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua đáng chú ý có Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch...

Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đáng chú ý, nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác nhân sự sẽ diễn ra trong tuần làm việc đầu tiên. Theo đó, ngay trong ngày khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Dự kiến sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ vào chiều 23-10.

Cũng trong những ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ thảo luận và bỏ phiếu kín phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ TT&TT đối với ông Trương Minh Tuấn; phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ TT&TT theo tờ trình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Một nội dung đáng chú ý khác, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín đối với 48/50 người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (trừ Chủ tịch nước, bộ trưởng Bộ TT&TT mới được Quốc hội bầu).

Trong tuần, Quốc hội cũng sẽ thảo luận tại tổ và tại hội trường các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước hằng năm và giữa kỳ. Chương trình thảo luận tại hội trường về nội dung này diễn ra trong hai ngày cuối tuần (26 và 27-10) sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Quốc hội cũng sẽ thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của hai dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trước khi được bấm nút thông qua vào cuối kỳ họp này.

Theo PLO
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.