Kết luận của nghiên cứu này được dẫn dắt bởi các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung ở Hobart, Tasmania.
Nghiên cứu đã làm sáng tỏ tình trạng ô nhiễm của nhựa dẻo có nguy cơ làm suy giảm quần thể số rùa biển trên thế giới – loài vật thường nhầm lẫn rác thải trong đại dương là thức ăn. Những rác thải này có thể là từ đồ uống đóng hộp hoặc ngư cụ bị loại bỏ.
Giải phẫu hơn 1.000 con rùa chết, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn một nửa trong số đó là rùa sơ sinh và khoảng một phần tư là rùa vị thành niên, đều chết do nuốt phải nhựa, so với chỉ một trong bảy trong số đó là rùa trưởng thành.
Nghiên cứu này đã xem xét các loài rùa: rùa caretta, rùa xanh, rùa da (rùa luýt), rùa đồi mồi (rùa biển), và rùa Vích. Trọng lượng tối đa của nhựa là 10,41g. Theo các nhà khoa học, có 50% xác suất tử vong khi động vật nuốt 14 miếng nhựa trong ruột.
Kết quả trên cho thấy, rùa con có khả năng bị chết nhiều gấp 4 lần do ăn phải chất thải nhựa so với rùa trưởng thành, vì chúng không chỉ có cơ thể yếu hơn, mà còn phải ăn ở vùng biển ngoài khơi – nơi có nhiều khả năng bị ô nhiễm bởi các vật dụng bằng nhựa cao hơn vùng gần bờ. Các vật dụng nhựa này có thể tích tụ trong bộ máy tiêu hóa của chúng.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Denise Hardesty, thuộc Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung cho biết: “Sự tích tụ và tồn tại lâu dài của các mảnh vụn nhựa trong môi trường biển đang ngày càng trở nên đáng lo ngại.
Ước tính khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn mảnh vụn nhựa đã tiến vào đại dương từ các nguồn trên đất liền trong năm 2010, và con số này có khả năng tăng theo cấp số nhân trong tương lai.