Hơn 60 nhà khoa học và Nghị sỹ trẻ dự Hội thảo “Khoa học vì hòa bình"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội thảo tại Bình Định thu hút hơn 60 nhà khoa học và các Nghị sỹ trẻ đại diện 18 quốc gia trên thế giới tham dự. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phó Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Lê Phước Ngọc/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Lê Phước Ngọc/TTXVN)

Ngày 11/9, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) diễn ra Hội thảo “Khoa học vì hòa bình” với chủ đề “An ninh và mất an ninh nguồn nước: Tái thiết sự chung sống hòa bình với khoa học.”

Đây là sự kiện ngoại giao khoa học quốc tế chất lượng cao do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức, thu hút hơn 60 nhà khoa học và các Nghị sỹ trẻ đại diện 18 quốc gia trên thế giới tham dự.

Hội thảo nhằm cung cấp một diễn đàn học thuật để hiện thực hóa tầm nhìn về sự thống nhất các vấn đề quốc tế thông qua khoa học, hướng tới chung sống hòa bình; đóng vai trò là nền tảng đối thoại giữa các nghị viện về các chủ đề liên quan đến mục tiêu cốt lõi của IPU.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh mối quan tâm về nước không phải là vấn đề của riêng một số quốc gia nào mà là vấn đề có tính toàn cầu, trở thành vấn đề an ninh nguồn nước, một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn mà nhân loại phải đối mặt hiện nay và là chủ đề tại nhiều diễn đàn lớn trên thế giới.

Cụ thể, có khoảng 1/3 số quốc gia đang bị thiếu nước và dự báo đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào cảnh thiếu nước nghiêm trọng.

Để đảm bảo an ninh nguồn nước cho trên 100 triệu dân và là nước đang phát triển ở mức thu nhập trung bình, Việt Nam đang đứng trước một số thách thức lớn như thiếu nước xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng các loại hình thiên tai; ô nhiễm nguồn nước; khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn với chi phí hợp lý chưa cao…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết thêm thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã chủ động, tích cực đề xuất các hoạt động và tham gia các sáng kiến toàn cầu của IPU. Với vai trò là một cơ chế hợp tác liên Nghị viện toàn cầu, IPU đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, có những nỗ lực, sáng kiến để phát huy vai trò của hợp tác Nghị viện nhằm chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải mong muốn các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, đề ra các giải pháp tháo gỡ nhằm đạt được mục tiêu này.

Hội thảo sẽ có 9 phiên thảo luận với các chuyên đề chuyên sâu như khoa học và chính trị; các chương trình quan sát Trái đất để giám sát nguồn nước; thực hành lập pháp điển hình; ngoại giao đa phương, trong khu vực và song phương về nguồn nước cho các hợp tác xuyên biên giới; phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đối với an ninh nguồn nước và hòa bình; đổi mới công nghệ xử lý nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; thúc đẩy an ninh nguồn nước thông qua khoa học cộng đồng; mạng lưới Liên minh Nghị viện về nguồn nước; ngoại giao khoa học và khoa học dự đoán.

Hội thảo kéo dài đến ngày 13/9.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.