Hợp tác xã mong muốn được nhận hỗ trợ đầy đủ như doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mặc dù cũng đóng vai trò trong nền kinh tế chung của cả nước nhưng dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo lại "vô tình" quên lãng đơn vị hợp tác xã này.
Hợp tác xã mong muốn được nhận hỗ trợ đầy đủ như doanh nghiệp

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều thành phần kinh tế, vậy nhưng ít ai biết rằng có một khu vực kinh tế ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề trong hoạt động sản xuất vì đại dịch mà còn bị "bỏ rơi" khi không được nhắc đến - đó chính là hợp tác xã.

Mặc dù cùng là một tổ chức kinh tế giống doanh nghiệp, cùng đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế lớn, ấy vậy nhưng, trong dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo lại hoàn toàn "quên lãng" đơn vị hợp tác xã này.

Câu hỏi đặt ra là, nếu như hợp tác xã bị "bỏ quên" thì liệu sẽ bấu víu vào đâu để duy trì?

Những đóng góp quan trọng của Hợp tác xã trong nền kinh tế

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định, kinh tế hợp tác, hợp tác xã là một bộ phận không thể thiếu, có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, cả nước hiện nay có 26.145 Hợp tác xã, trong đó có 17.060 hợp tác xã nông nghiệp và 7.897 hợp tác xã phi nông nghiệp; 106 liên hiệp hợp tác xã và gần 120.000 tổ hợp tác, thu hút 8,1 triệu thành viên là đại diện hộ cá thể, cá nhân ở địa bàn nông thôn tham gia hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (chiếm 31% tổng số hộ cá thể, cá nhân của cả nước).

Khu vực Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp trực tiếp khoảng 4,8% GDP cả nước và gián tiếp hơn 30% GDP thông qua giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên.

Chính vì vậy, trong văn bản mới đây được gửi đến Bộ KH&ĐT và Văn phòng Chính phủ để góp ý dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Liên minh HTX Việt Nam đã đề nghị cần xem xét chỉnh sửa, bổ sung vào dự thảo, là cần ghi cụm từ “doanh nghiệp, hợp tác xã” trong toàn bộ nội dung Nghị quyết.

Điều này nhằm thống nhất với phạm vi và đối tượng thụ hưởng chính sách, đảm bảo thuận lợi cho công tác tuyên truyền về sự quan tâm, chia sẻ rủi ro của Nhà nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19, có tác động tích cực và lan tỏa đến hầu hết các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế.

Theo Liên minh HTX Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế. Trong đó, 90% tổng số HTX đã giảm mạnh doanh thu và tỷ lệ lớn HTX hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ, trong khi chi phí đầu vào lại tăng.

Vậy nhưng, điều oái oăm là trong dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) soạn thảo lại không hề đả động bất cứ một dòng nào có liên quan đến khu vực kinh tế HTX.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng khu vực kinh tế HTX đang bị “bỏ rơi” trong khâu chính sách hỗ trợ giữa bối cảnh Covid-19 vốn đầy rẫy khó khăn như hiện nay? Và, các HTX sẽ phải “bấu” vào chính sách hỗ trợ nào để không bị đổ vỡ?

Cũng cần phải nhắc lại, khu vực HTX cùng với cộng đồng DN đang là các tổ chức kinh tế đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

Điều đáng nói, trong tờ trình về việc xây dựng Nghị quyết hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19, về mục tiêu thì Bộ KH&ĐT có nhấn mạnh là “Hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để giảm thiểu tối đa số DN tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh”.

Mục tiêu như Bộ KH&ĐT đưa là đúng nhưng chưa đủ khi “bỏ quên”, gạt qua một bên các khó khăn của khu vực kinh tế HTX như hiện tại. Đặc biệt khi các HTX cũng đang gặp các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự như các DN.

Hợp tác xã mong muốn được nhận hỗ trợ đầy đủ như doanh nghiệp ảnh 1

Kiến nghị được thừa nhận, nhận hỗ trợ đầy đủ như doanh nghiệp

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhanh chóng xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó nhấn mạnh, “Hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh”.

Dù đóng góp một phần không nhỏ đến nền kinh tế trong nước nhưng trong dự thảo của Bộ lại chưa đề cập đến hợp tác xã đang gặp khó khăn, vướng mắc, cản trợ hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp.

Đơn cử như hợp tác xã ở Lâm Đồng, do ảnh hưởng dịch bệnh trong 3 tháng qua, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 17% hợp tác xã bao tiêu sản lượng nông sản của thành viên theo hợp đồng.

Hay như hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải tại các tỉnh phía Nam, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thêm giãn cách xã hội nên doanh thu sụt giảm mạnh. Trong khi đó, lãi ngân hàng, chi phí nhiên liệu, tiền lương cho người lao động... vẫn là bài toán khiến chủ doanh nghiệp đau đầu.

Trước sự vô tình "lãng quên" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới đây, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét chỉnh sửa, bổ sung vào dự thảo, ghi cụm từ “doanh nghiệp, hợp tác xã” trong toàn bộ nội dung Nghị quyết.

"Nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ công bằng giữa hợp tác xã và doanh nghiệp là cần thiết và hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch và khả thi trong tổ chức thực hiện chính sách của các bộ, ngành và địa phương”, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng kiến nghị bổ sung chi tiết “Nhà nước đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã để doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động xây dựng, và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh an toàn trong dịch bệnh” và “tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đảm bảo hiệu quả, thực chất trong xử lý các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân” tại điểm 2 khổ thứ 2 (ở trang 4) của bản dự thảo Nghị quyết.

Ngoài ra, Liên minh hợp tác xã Việt Nam cho rằng, không nên xác định cụ thể số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã thụ hưởng chính sách hỗ trợ, bởi vì thiếu căn cứ thực tế và không chính xác, gây nên bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách.

Mục tiêu hỗ trợ cần nêu rõ là các doanh nghiệp, hợp tác xã bị khó khăn và thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đều được tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đối với việc hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đề nghị miễn giảm toàn bộ phí lưu kho (thời hạn tối đa là 3 tháng) cho các doanh nghiệp, hợp tác xã dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu theo mùa vụ phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và chế biến.

Ngoài ra, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, phân bón và các loại vật tư, hàng hoá thiết yếu khác, đồng thời rà soát giảm tất cả các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất do Nhà nước quản lý.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, thời hạn cho vay phù hợp với luân chuyển vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã do tác động của đại dịch Covid-19 để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khắc phục khó khăn, chuyển tiếp thuận lợi sang.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.