Huawei dùng hệ điều hành Aurora của Nga để thay thế cho Android

Ấn phẩm The Bell mới đây đã cho biết, để đối phó với các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc có thể thay thế hệ điều hành Android trên các điện thoại thông minh của mình bằng hệ điều hành Aurora của Nga.  
Huawei dùng hệ điều hành Aurora của Nga để thay thế cho Android

Trung Quốc đã dùng thử nghiệm các thiết bị của mình trên hệ điều hành Aurora của Nga được cài đặt sẵn.

Chủ đề này đã được thảo luận bởi Giám đốc điều hành của Huawei, ông Guo Ping và ông Konstantin Noskov, Bộ trưởng Bộ phát triển và liên lạc kỹ thuật số của Liên bang Nga trước thềm Diễn đàn kinh tế quốc tế St.Petersburg (SPIEF).

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đề cập tới vấn đề này trong các cuộc hội đàm giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, kế hoạch sản xuất chung chíp và phần mềm cho các thiết bị Huawei cũng đang được Nga xem xét. Kế hoạch hợp tác giữa hai nước còn phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán. Về phía Huawei chưa đưa ra bình luận chính thức nào về vấn đề này.

Hiện Công ty Rostelecom của Nga đang phát triển hệ điều hành Aurora trên cơ sở hệ điều hành Sailfish OS của Phần Lan. Sailfish ban đầu được chế tạo bởỉ công ty Jolla (công ty được tách ra từ Nokia) như một hệ điều hành thay thế cho iOS và Android.

Đầu tháng 6, có thông tin cho rằng Huawei đã mua lại công nghệ trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt từ nhà sản xuất Nga "Vokord".

Vào ngày 5/6, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga, Huawei đã ký thỏa thuận với một công ty công nghệ Nga về việc phát triển công nghệ 5G và ra mắt thí điểm các mạng truyền thông thế hệ thứ năm ở Nga vào năm 2019-2020.

Như đã biết, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen bởi Mỹ cho rằng Huawei đã tham gia vào các hoạt động trái với lợi ích chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ. Công ty này bị cáo buộc đã cung cấp dịch vụ cho Iran trong việc lách các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Huawei liên tiếp phủ nhận các cáo buộc rằng sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh, và nói hãng là độc lập với chính phủ Trung Quốc.

Sau khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ, Google đã tuyên bố không hợp tác với tập đoàn này nữa. Điều này đồng nghĩa với việc Huawei sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ thống Android đã được cài đặt trên các điện thoại thông minh của hãng trước đây.

Ngoài ra, một loạt các tập đoàn công nghệ thông tin lớn khác cũng đã chấm dứt quan hệ hợp tác với Huawei như Western Digital, Intel, Qualcomm, ARM, Microsoft,...

Washington đánh vào Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn đang nóng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có cuộc thương chiến dữ dội từ năm ngoái, với cả hai phía áp hàng trăm tỷ đô la thuế lên hàng hóa của nhau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã tuyên bố, Huawei có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo Thời đại
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.