Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

(Ngày Nay) - Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.
Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án mới khởi công gồm: Dự án tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh; Dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức (phần còn lại); Dự án Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Minh Mạng (phần còn lại); Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3); Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao (phần còn lại); Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích (các hạng mục đang triển khai thi công: Hạng mục Kè hộ thành hào từ eo bầu Đông Thái Đài - cống Thanh Long; hạng mục Thượng thành và Eo bầu từ Nam Hanh đài đến Đông Phụ đài); Dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thái Miếu (giai đoạn 1).

Trước đó năm 2024, Trung tâm đã hoàn thành thi công và nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhiều dự án như: Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan; Dự án Chiếu sáng mỹ thuật di tích Ngọ Môn (tầng 1, tầng 2 và sửa chữa, thay thế tầng 3); Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa; Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích đàn Nam Giao (giai đoạn 1); Dự án Xử lý tình huống khẩn cấp về sạt lở khu vực di tích điện Huệ Nam.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích ảnh 1

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, những năm qua, công tác trùng tu, phục hồi di tích được tiến hành bài bản, khoa học, tuân thủ các quy định, nguyên tắc trong bảo tồn di sản của UNESCO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định pháp luật liên quan. Những công trình sau khi hoàn thành trùng tu đều được các chuyên gia, dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao, tạo thành những điểm nhấn đặc biệt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng, tiêu biểu như: Điện Kiến Trung, điện Thái Hòa, Hải Vân Quan...

Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Địa phương hiện được UNESCO đánh giá đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích ảnh 2

Hiện nay, thành phố Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh là: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế. Đồng thời là thành phố có nhiều bảo vật quốc gia của Việt Nam; trong đó Thủ tướng Chính phủ vừa mới công nhận thêm 4 bảo vật quốc gia gồm: Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng (niên đại 1822); Phù điêu thời Minh Mạng (niên đại 1829); Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị (niên đại 1842); Ngai Hoàng đế Duy Tân (niên đại đầu thế kỷ XX).

Du lịch di sản là thế mạnh nổi bật của thành phố Huế. Năm 2025, địa phương phấn đấu đón khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 55 - 60%; tổng thu từ du lịch khoảng 10.800 - 11.200 tỷ đồng.

Bình luận
Trương Minh Quốc Thái (trái) và Hồng Ánh (áo dài) trở về Hoàng Thái Thanh trình diễn trích đoạn Rau răm ở lại sau thời gian dài xa sân khấu
15 năm Hoàng Thái Thanh: sân khấu mãi là thánh đường thiêng liêng
(Ngày Nay) - Nhiều khán giả tìm đến kịch của Hoàng Thái Thanh vì sân khấu này luôn tạo ra một lối thoát cho thân phận bi kịch, luôn xoá bỏ những hờn giận để yêu thương nhau. Bằng cách đó, câu chuyện kịch không dừng lại ở tính giải trí mà còn có ý nghĩa chữa lành.
Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tiếp đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Lào thăm Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn
(Ngày Nay) - Ngày 23/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại Cảng Tân cảng - Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, cũng như chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
(Ngày Nay) - Chiều 23/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/TTXVN
Nền tảng Instagram bổ sung những công cụ hữu ích
(Ngày Nay) - Nền tảng chia sẻ hình ảnh và video Instagram vừa triển khai bản cập nhật mới cho việc gửi tin nhắn, bổ sung hàng loạt công cụ hữu ích. Tính năng chia sẻ nhạc đã chính thức được tích hợp.
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN
Nổi bật tuần qua: Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Sơn La
(Ngày Nay) - Trong tuần, từ ngày 17-23/2, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Chuẩn bị phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2025; Thần tốc triển khai đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên; Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Sơn La khiến 10 người thương vong.