Hướng dẫn đi bộ đúng cách trong từng giai đoạn mang thai
Đi bộ là một trong những môn thể thao an toàn nhất đối với các bà bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, đi bộ sao cho đúng cách thì không phải bà bầu nào cũng nắm rõ.
Theo nhiều đánh giá,
đi bộ là bài tập tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai trong suốt 9 tháng thai kỳ, giúp mang lại sự dẻo dai ở đầu gối, mắt cá chân, giảm nguy cơ bị táo bón, đái tháo đường và tiền sản giật. Đồng thời, đi bộ còn là cách thức để nhiều phụ nữ làm quen với việc
tập thể dục mà trước khi mang thai không có thời gian hoặc không quan tâm đến rèn luyện sức khỏe của bản thân.
Một lời khuyên cho các
bà bầu, đó là hãy nên duy trì thói quen đi bộ chậm rãi, nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ với khoảng từ 20-30 phút mỗi ngày. Bởi đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ mỗi ngày sẽ giúp các bà bầu dễ sinh và gặp ít rủi ro hơn khi sinh nở. Tuy nhiên, để chắc chắn an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé, điều này cũng nên có sự tư vấn hoặc hướng dẫn từ bác sĩ. Dưới đây là những lưu ý
đi bộ đúng cách cho từng giai đoạn thai kỳ:
Ba tháng đầu thai kỳ
Khi đi bộ trong ba tháng đầu của thai kỳ bạn nên đi giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ bảo vệ mắt cá chân và các ngón chân. Việc đi bộ được thực hiện một cách thoải mái và không quá nhanh. Nếu ngoài trời nắng gắt, bạn nên đi dạo ở những nơi có cây cối xanh mát hoặc đội một chiếc mũ có vành rộng đủ để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
|
Khi đi bộ các bà bầu nên mang theo nước để tránh rơi vào tình trạng mất nước. |
Còn một điều nữa, bạn đừng quên mang nước uống theo bên mình để không bị rơi vào tình trạng
mất nước vì mất nước có thể gây co thắt và tăng nhiệt độ cơ thể, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Ba tháng giữa thai kỳ
Ở
ba tháng giữa của thai kỳ, dáng đi của bà bầu sẽ bắt đầu nặng nề hơn do
thai nhi trong bụng đang trong quá trình phát triển cả về cân nặng và các bộ phận cơ thể. Vì vậy, khi đi bộ bà bầu nên chú ý đến tư thế đi bộ để tránh mệt mỏi hoặc đau lưng.
Mẹ hãy tiếp tục đi bộ với giày mềm, tránh ánh nắng gắt và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Khi đi bộ, bà bầu hãy giữ dáng người thẳng, cằm thẳng, hướng nhìn về phía trước, hông chuyển động chậm hơn, khi xoay chân phải chậm lại để trọng lượng cơ thể được chia đều, tránh tình trạng dồn về vùng lưng gây đau mỏi lưng.
|
Các bà bầu có thể rủ người bạn đời hoặc bạn bè cùng đi bộ để duy trì bài tập. |
Ngoài ra, các
thai phụ có thể rủ người đi bộ cùng để tạo không khí cũng như động lực duy trì bài tập. Lưu ý, khi trời tối, bà bầu chỉ nên đi bộ ở những nơi có đèn thắp sáng để không bị vấp ngã gây những tổn thương bất ngờ.
Ba tháng cuối thai kỳ
Nếu có thể, thai phụ hãy duy trì đều đặn bài tập đi bộ đến
cuối thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ cần tránh đi bộ trên những địa hình gồ ghề, không bằng phẳng hoặc những con đường mòn quá dài vì nó có thể khiến bạn cảm thấy mất cân bằng, dễ đuối sức hoặc dễ ngã.
Nếu gần đến ngày sinh, bạn nên đi bộ ở sân nhà hoặc những nơi ngay gần nhà để chắc chắn rằng có thể gọi người nhà tới kịp thời khi gặp bất cứ khó khăn gì.
|
Ba tháng cuối, bà bầu nên đi nhẹ nhàng nhất có thể và tránh đi trên địa hình gồ ghề. |
Lưu ý, khi gặp các triệu chứng như thở gấp, khó thở, chóng mặt, đau ngực, yếu cơ, đau hoặc sưng bắp chân, rò rỉ nước ối hoặc bị co thắt bà bầu nên dừng ngay quá trình đi bộ lại, tập hít thở sâu ở phần ngực hoặc phần bụng và gọi bác sĩ ngay lập tức khi cần thiết.
>>> Xem thêm:
9 thực phẩm giúp trẻ sáng mắt
Các giai đoạn phát triển của thai nhi
Chán chồng vô tích sự, tôi lên giường với "phi công trẻ"
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo hay hạ sốt cho trẻ
9 loại nước trái cây cực tốt cho bà bầu
14 điều cha dạy con gái chọn người yêu