Đồng chí Nguyễn Anh Dũng cũng chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ, huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
Đồng chí Bí thư Huyện uỷ cùng các đồng chí trong đoàn và lãnh đạo các xã Hợp Tiến và Hợp Thanh đã đi kiểm tra trực tiếp tại các hộ gia đình ven đê sông Mỹ Hà, là những hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng do nước sông Mỹ Hà dâng cao. Kiểm tra tại thôn Viêm Khê, lãnh đạo xã Hợp Tiến cho biết, hiện toàn xã có 74 hộ dân bị ngập úng, trong đó có 52 hộ bị nước ngập vào nhà; BCĐ xã đã khơi thông dòng chảy tiêu thoát nước tại cầu Phú La, Phú Liễn, huy động lực lượng đắp đê chống tràn các điểm trũng, thấp.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão xã Hợp Thanh cùng TUV, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Anh Dũng đi kiểm tra trực tiếp tại các nơi xung yếu. |
Tại điểm kiểm tra Đê sông Mỹ Hà, thôn Phú Hiền, xã Hợp Thanh, lãnh đạo xã Hợp Thanh cho biết, đến thời điểm hiện tại toàn xã có 400 hộ gia đình cần di dời đến nơi tránh trú an toàn khi mưa, lũ xảy ra. Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp là 120 ha lúa mùa bị đổ; xã đã huy động lực lượng và nhân dân dùng bao tải cát đắp chặn đoạn đê dài 550m, đến nay vẫn đảm bảo an toàn; địa bàn thôn Vài Mới, mực nước hiện nay đã có vị trí tràn qua mặt đê, xong các khu vực thấp của tuyến đê khoảng 300m đã được UBND xã triển khai lực lượng và nhân dân dùng bao tải đắp chặn từ 6 giờ 45 sáng 10/9/2024, hiện nay vẫn đảm bảo an toàn. Còn khoảng 250m, hiện nay mực nước đã mấp mé mặt đê, UBND xã đang tiếp tục cho lực lượng cùng nhân dân dùng bao tải cát đăp chặn.
Còn tại xã An Phú, đồng chí Bí thư Huyện uỷ biểu dương cán bộ, chiến sỹ BCH Quân sự huyện Mỹ Đức và Lữ Đoàn 72 BTL Công Binh đã phối hợp với chính quyền địa phương xã An Phú về giúp nhân dân gặt chạy lũ, tổng số lực lượng tham gia giúp dân có 135 đồng chí cán bộ chiến sỹ và cán bộ nhân dân xã An Phú, đã gặt được 30 mẫu lúa cho nhân dân. Các trường học đã di dời tài sản có giá trị lên các điểm cao an toàn, hiện nay đang tập trung lực lượng cùng nhân dân gia cố chống tràn bờ bao đê Làn Mát thôn Đồng, đê Thung Chuối thôn Thanh Hà dài 115 m.
Tại xã Hương Sơn, Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Triều cho biết, mức nước hồ Hương Tích đang ở mức cao tràn mặt đường, đang được đắp chống tràn 2 bên đầu cầu thôn Yến Vỹ, xã đã huy động 180 người; 40m3 cát, 20m3 đất và 1.000 bao tải, 06 xe ô tô, 02 xe cẩu.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão xã An Phú cùng TUV, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Anh Dũng đi kiểm tra trực tiếp tại các nơi xung yếu. |
Mức nước ở Sông Đáy đang lên nhanh có nguy cơ ảnh hưởng đến các hộ sống ven Sông, xã đã thông báo cho các cơ sở thôn, xóm kiểm tra hỗ trợ các gia đình kê kích và di chuyển đồ đạc đảm bảo an toàn; điểm dò rỉ đê tại khu vực Giác Bạc (đê Mỹ Hà) vẫn đảm bảo an toàn.
Đường giao thông tuyến đường 425 từ ngã tư Hương Sơn đi bến Yến bị ngập úng cục bộ khoảng 500m có điểm ngập sâu 0,5m; các trường học trên địa bàn xã bị ngập, cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Với quan điểm giảm thiệt hại ở mức thấp nhất sau cơn bão số 3, đồng chí Bí thư Huyện uỷ chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung khắc phục thiệt hại sau bão, hỗ trợ nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.
Sớm triển khai thống kê, tổng hợp, đánh giá thực chất, chính xác mức độ thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ phục hồi sản xuất và giảm bớt thiệt hại cho nhân dân; huy động các lực lượng, các ngành, đoàn thể hỗ trợ nhân dân ra đồng dựng lúa bị đổ, thu hoạch những diện tích lúa đã chín, khơi thông hệ thống thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước càng nhanh càng tốt, hạn chế tới mức thấp nhất diện tích lúa bị hư hại do đổ và ngập nước.
TUV, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Anh Dũng đi kiểm tra trực tiếp, hỗ trợ nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất. |
Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả sau cơn bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, chủ động thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, mưa lũ, mực nước trên các sông, hồ chứa để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai có thể xảy ra; đề phòng mưa lớn, sạt lở đất, lũ rừng ngang có thể xảy ra. Tập trung lực lượng theo dõi, bảo vệ vững chắc các tuyến đê sông Đáy, các hồ đập…
Đồng chí cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, bảo vệ các trọng điểm đê xung yếu và các cống dưới đê; chủ động triển khai phương án sơ tán dân sinh sống ở vùng ngoài đê, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân.