'Hy vọng cuối cùng' của Nhật Bản để ngăn chặn đà suy giảm dân số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia Nhật Bản cho biết 10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng khi chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio hướng tới xã hội nơi "trẻ em là trên hết".
'Hy vọng cuối cùng' của Nhật Bản để ngăn chặn đà suy giảm dân số

Sau bảy thập kỷ kinh doanh, công ty cung cấp dụng cụ mỹ thuật Tsuboyone tại tỉnh Osaka chuẩn bị đóng cửa vào tháng tới. Số lượng học sinh, sinh viên ngày càng giảm của Nhật Bản đã dần dần thu hẹp thị trường bảng màu, gọt bút chì, xô đựng cọ và các sản phẩm khác mà công ty thường này bán cho các trường học.

Công ty nhỏ này được thành lập vào năm 1949 - cùng năm Nhật Bản ghi nhận kỷ lục 2,69 triệu ca sinh nở trong thời kỳ bùng nổ trẻ em sau chiến tranh. Ước tính vào năm ngoái, con số này chỉ còn dưới 800.000 ca sinh, chưa bằng 1/3 so với mức cao nhất.

Đối mặt với thực tế khắc nghiệt này, cùng với chi phí vật liệu nhựa tăng cao và tác động từ đại dịch COVID-19, công ty Tsuboyone sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 3.

"Không có nhiều điiều tích cực ở phía trước", ông Omori Shuji - Chủ tịch công ty Tsuboyone, cay đắng chia sẻ.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hy vọng sẽ thay đổi đà suy giảm dân số bằng những gì ông đã hứa sẽ là một loạt các biện pháp "chưa từng có".

Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của thách thức trong bài phát biểu trước quốc hội vào ngày 23/1, ông cho biết nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang "trên bờ vực" của sự rối loạn chức năng xã hội.

Nhưng với dân số trong độ tuổi sinh đẻ đang giảm dần, Nhật Bản phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: liệu nước này có thể đảo ngược đà suy giảm này không? Đây cũng là vấn đề mà một loạt các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đang phải đối mặt.

Nhật Bản đã tìm cách giải quyết vấn đề này trong nhiều thập kỷ và nhận được lời khen ngợi về một số chính sách khuyến sinh. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm dân số đang gia tăng. Số ca sinh giảm xuống dưới 1 triệu lần đầu tiên vào năm 2016. Chỉ 6 năm sau, con số này giảm xuống dưới mốc 800.000, sớm hơn 8 năm so với dự kiến.

Mức giảm trung bình hàng năm trong 5 năm tính đến năm 2021 là 3,65%, nhanh hơn nhiều so với mức 1,44% trong 5 năm tính đến năm 2016. Đại dịch COVID-19 dường như cũng đã khiến các cặp đôi trì hoãn quyết định kết hôn và lập gia đình.

Các doanh nghiệp như công ty Tsuboyone phải đối mặt với doanh số bán hàng và triển vọng tuyển dụng giảm sút do trung bình có 430 trường công lập đóng cửa vĩnh viễn mỗi năm trong suốt thập kỷ cho đến năm 2020.

Trong một xu hướng đáng lo ngại khác và là một dấu hiệu của sự rối loạn chức năng mà ông Kishida lo ngại, một số thị trấn tại nông thôn đang phải vật lộn để tìm đủ ứng cử viên cho các cuộc bầu cử địa phương. Với 29% dân số từ 65 tuổi trở lên, gánh nặng tài chính công ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm.

Trong khi số lượng các cặp cha mẹ tiềm năng đang giảm xuống, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người trẻ tỏ ra hết sức thận trọng với những gánh nặng về tài chính khi lập gia đình.

Trong một cuộc khảo sát năm 2021, 53% số người được hỏi cho rằng chi phí nuôi con cao, bao gồm cả học phí, là lý do họ chọn không có hoặc có ít con hơn, theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia. Trong khi 40% nói rằng họ đã quá già để có thêm con.

“Yêu cầu giải quyết vấn đề trẻ em và chính sách nuôi dạy trẻ em là một thách thức không thể trì hoãn. Chúng ta phải tạo ra một xã hội kinh tế ưu tiên trẻ em và đảo ngược tỷ lệ sinh", Thủ tướng Kishida nhấn mạnh tính cấp bách.

Nhà lãnh đạo cho biết kế hoạch tăng gấp đôi ngân sách cho các chính sách nuôi dạy trẻ em, tập trung vào ba trụ cột: hỗ trợ kinh tế, dịch vụ chăm sóc trẻ em và cải cách phong cách làm việc.

Các điều khoản chi tiết vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng trụ cột đầu tiên trong gói hỗ trợ của ông Kishida sẽ bao gồm việc tăng hoặc mở rộng các khoản trợ cấp cho các hộ gia đình có trẻ em.

Hiện tại, chính phủ cung cấp 10.000 - 15.000 yên (75 USD đến 113 USD) mỗi tháng cho mỗi trẻ em cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở (15 tuổi), với một số hạn chế đối với các gia đình có thu nhập cao.

Các quan chức chính phủ cho biết trụ cột thứ hai sẽ là tăng cường số lượng và chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm chăm sóc sau giờ học và các dịch vụ dành cho trẻ bị ốm, cũng như mở rộng các dịch vụ sau sinh.

Trụ cột thứ ba có thể liên quan đến việc cải thiện hệ thống nghỉ phép của cha mẹ và các động thái khác nhằm tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi hơn cho việc sinh con.

Tuy nhiên, trong khi ít người phủ nhận rằng Nhật Bản có vấn đề về già hóa dân số, cam kết của ông Kishida đã gây ra một cuộc tranh luận.

Một số người nói rằng động thái của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền là quá ít, quá muộn. Những người khác đặt câu hỏi làm thế nào để tài trợ cho các chương trình, đặc biệt là khi chính phủ cũng có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng.

Ông Izumi Kenta - lãnh đạo Đảng Dân chủ Lập hiến của Nhật Bản, lập luận rằng cần có thêm những ưu tiên khác. Ông đã kêu gọi cải cách hệ thống giáo dục đại học, chẳng hạn như miễn phí hoặc giảm học phí đại học và xem xét lại các học bổng, vốn đang tạo gánh nặng tài chính cho giới trẻ.

Ông Izumi cũng nói rằng một trong những lý do khiến tỷ lệ sinh thấp là tại Nhật Bản, gánh nặng công việc nhà cửa và chăm sóc con cái đều đổ lên đầu phụ nữ.

Tại thủ đô Tokyo, chính quyền thành phố đã công bố các biện pháp riêng. Trong số đó có khoản trợ cấp hàng tháng 5.000 yên cho mọi trẻ em đến 18 tuổi, bất kể thu nhập hộ gia đình. Các khoản thanh toán sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2024.

"Lý do khiến mọi người ngần ngại sinh nhiều con là vì tốn rất nhiều tiền để nuôi trẻ, bao gồm cả chi phí giáo dục", Thống đốc Tokyo Koike Yuriko phát biểu trước báo giới. "Chính quyền sẽ hỗ trợ các gia đình và trẻ em từ 0 đến 18 tuổi để tạo ra một sự đảo ngược lớn của xu hướng này".

Thủ tướng Kishida cho biết ông sẽ trình bày các biện pháp cụ thể vào tháng 6 tới.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng việc nuôi dạy trẻ em và các chính sách kinh tế rộng lớn hơn nên được liên kết chặt chẽ với nhau.

Fujinami Takumi - nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Nhật Bản, cho biết: “Nhìn vào nền kinh tế trong 30 năm qua, mỗi khi nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn, nó đều gây thiệt hại cho thế hệ trẻ. Hậu quả của việc này hiện đã trở nên rõ ràng là tỷ lệ sinh giảm. Vì vậy, ngay cả khi chính phủ cung cấp một số lợi ích nhỏ, mà không giải quyết được vấn đề này, mọi người sẽ tự nhiên nghĩ: 'Chúng ta không thể làm gì với chỉ từng này tiền'. Cuối cùng, tôi không nghĩ rằng tỷ lệ sinh sẽ cải thiện trừ khi môi trường kinh tế được cải thiện".

Tương tự như vậy, lặp lại lập luận của phe đối lập về phụ nữ, một số chuyên gia cho rằng tình hình khó có thể cải thiện nếu không có những thay đổi cơ bản về điều kiện đối với lao động nữ.

Bà Thang Leng Leng, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), người nghiên cứu về xã hội Nhật Bản bao gồm cả vấn đề lão hóa và giới tính, nhấn mạnh: “Bình đẳng giới rất quan trọng trong việc giúp phụ nữ cảm thấy an toàn hơn trong công việc".

Cũng theo vị chuyên gia này, thái độ cởi mở hơn với người nhập cư cũng có thể là một phần của giải pháp chống suy thoái dân số tại Nhật Bản. "Mối quan tâm chính đối với nền kinh tế là bạn không có đủ người. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng công nghệ để bù đắp, nhưng bạn vẫn cần nhân lực. Nếu bạn có thể có một chính sách di cư cởi mở hơn, khuyến khích người lao động nước ngoài định cư lâu dài".

Ở những quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đã giải quyết tình trạng già hóa dân số bằng nhiều biện pháp khác nhau và đạt được những mức độ thành công khác nhau.

Một số nhà lập pháp Nhật Bản đã đề nghị học hỏi từ Pháp, nơi thuế thu nhập của các hộ gia đình được giảm cho mọi trẻ em và người phụ thuộc. Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy tỷ lệ sinh của Pháp đã giảm xuống khoảng 1,7 vào những năm 1990 nhưng đã phục hồi lên mức 2 vào những năm 2000. Con số này lại trượt dốc trong đại dịch COVID-19, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức 1,3 của Nhật Bản vào năm 2022.

Tỷ lệ sinh 2,1 được coi là "mức thay thế".

Trong khi đó, Hàn Quốc năm nay đã bắt đầu nâng cấp đáng kể các ưu đãi kinh tế. Chính phủ nước này sẽ trả khoản trợ cấp 700.000 won (550 USD) hàng tháng cho các gia đình có con nhỏ hơn 1 tuổi và số tiền này sẽ tăng lên 1 triệu won vào năm tới.

Xét về mức sinh tuyệt đối, tỷ lệ của Hàn Quốc ở mức 0,87, thấp hơn của Nhật Bản, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Các nền kinh tế khác cũng có tỷ lệ thấp hơn, với Hồng Kông là 0,76 và Trung Quốc đại lục là 1,18. Thậm chí Trung Quốc năm ngoái chứng kiến sự sụt giảm dân số lần đầu tiên sau 61 năm.

Một số nước Đông Nam Á cũng có mức sinh dưới mức thay thế và đang giảm: Thái Lan ước tính năm 2022 là 1,32, giảm so với 1,59 vào một thập kỷ trước đó, trong khi Malaysia là 1,79, giảm từ 2,12. Các nước này chắc chắn đang theo dõi tiến trình của Nhật Bản để rút ra bài học kinh nghiệm.

Theo chuyên gia Fujinami của JRI, Nhật Bản ít nhất có thể hy vọng giữ nguyên tỷ lệ sinh trong một thời gian.

“Nhật Bản sẽ rất khó đạt được sự phục hồi hình chữ V về số ca sinh mới”, ông Fujinami chỉ ra, đồng thời cho rằng kịch bản sáng sủa nhất có thể là duy trì mức sinh của năm 2022 hoặc cao hơn một chút trong một số năm.

Ông cho biết có cơ hội tạm thời ngăn chặn xu hướng giảm nhờ con số tương đối ổn định 1,2 triệu ca sinh mỗi năm được ghi nhận trong những năm 1990. Ông lưu ý rằng thế hệ này hiện đang ở độ tuổi 20 và 30 và do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang chuyển sang trẻ hơn một chút. Sau một thập kỷ, số người trong độ tuổi sinh đẻ dự kiến sẽ giảm nhanh hơn.

"Với tình hình như vậy dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khoảng năm 2030, chúng ta cần tạo ra một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con cho những người trẻ tuổi, từ đó giảm thiểu sự suy giảm số ca sinh", ông Fujinami nói. "Hiện không còn thời gian để mất. Một số người có thể nói rằng đã quá muộn, nhưng tôi nghĩ thập kỷ tới là hy vọng cuối cùng".

Theo Nikkei Asia
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
(Ngày Nay) -  Ngày 28/10, các nhà khoa học liên kết với Trung tâm quốc tế về sinh thái và sinh lý học côn trùng (ICIPE), có trụ sở tại Nairobi (Kenya), thông báo sâu bột chính là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp
(Ngày Nay) - Chiều 28/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp do Bí thư toàn quốc Fabien Roussel dẫn đầu nhân dịp Đoàn thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp.