Khác biệt giữa giải bóng chuyền VĐQG Việt Nam & Thai-League

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Vòng chung kết giải bóng chuyền VĐQG 2020 vừa khởi tranh tiếp tục chứng tỏ vị thế, sức hút hàng đầu trong làng thể thao Việt song cũng phơi bày những điểm yếu của một mô hình lạc hậu kéo dài. Có thể thấy rõ điều đó qua sự đối sánh với Thai- League, cuộc đấu đỉnh cao nhất của nền bóng chuyền mạnh nhất khu vực.

Khác biệt giữa giải bóng chuyền VĐQG Việt Nam & Thai-League

Ngoại binh: Người Thái thăng hoa còn mình bế tắc

Các CLB Thái Lan được thuê cầu thủ nước ngoài và họ đã bỏ công của đáng kể ra để thuê những ngôi sao hàng đầu của châu Á hay kể cả châu Âu. Từ lâu, nó đã trở thành một dòng chảy lành mạnh cho phát triển, không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn, sức hút cho Thai-League mà còn tạo nên một môi trường tốt để các cầu thủ trẻ bản địa học hỏi, cọ xát. Trong đó, một số ngôi sao của bóng chuyền Việt, mà Nguyễn Thị Ngọc Hoa và Trần Thị Thanh Thúy chính là hai trường hợp thành công nổi bật của Thai-League.

Khi mà bóng chuyền Thái Lan từ lâu đã thành công mỹ mãn với giải pháp thuê cầu thủ nước ngoài hay tung quân ra nước ngoài đấu thuê thì Việt Nam lại nói không với ngoại binh tại giải VĐQG từ năm 2014 sau 10 mùa giải thất bại hoàn toàn. Nó đã “đốt” của các đội bóng khoảng 1,2 triệu USD song không mang lại hiệu quả gì, ngược lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mảng đào tạo trẻ. Nếu nhìn từ Thai-League, việc ngưng dùng ngoại binh của bóng chuyền VN chỉ là giải pháp mang tính tình thế do đã nhìn nhận, sử dụng sai nguồn lực vốn rất quan trọng với thể thao hiện đại.

Mức thưởng chưa bằng 1/10

Mức thưởng 100 triệu đồng cho Quán quân giải VĐQG của bóng chuyền VN từ nhiều năm nay chỉ bằng đúng 1/10 tổng số tiền mà đội bước lên ngôi cao nhất tại Thai-League nhận được. Đơn cử, kết thúc mùa 2014-2015, Bangkok Glass- CLB Thái Lan mà đội trưởng ĐTVN Nguyễn Thị Ngọc Hoa đấu thuê đã lĩnh phần thưởng 1 triệu baht (tương đương 650 triệu đồng) cho danh hiệu cùng phần chia sẻ bản quyền giải đấu là 0,6 triệu baht (400 triệu đồng).

Khác biệt giữa giải bóng chuyền VĐQG Việt Nam & Thai-League ảnh 1

Như vậy, chỉ tính riêng số tiền họ nhận được từ BTC giải đã lên tới 1,05 tỷ đồng. Chưa kể đội bóng chuyên nghiệp hàng đầu Thái Lan này còn có một số nhà tài trợ riêng và các hoạt động khai thác hình ảnh khác. Nguồn thu này theo ước tính còn gấp 4 lần con số 1,05 tỷ đồng nói trên. Trong khi đó, hiện giải đấu quốc nội cao nhất của Việt Nam đang bỏ trống hoàn toàn hàng loạt các mảng có thể kiếm tiền như tiếp thị tài trợ, bản quyền truyền hình…

Hệ thống đào tạo 5 lứa tuổi bài bản và 3 lứa… tự phát

Cái thua của bóng chuyền Việt trước người Thái còn gắn với gốc rễ là mảng đào tạo trẻ và cách thức tổ chức ĐTQG. Để có được thành quả hiện tại, Thái Lan đã trải qua tới 2 thập kỷ bền bỉ đào tạo trẻ, xây dựng giải VĐQG, Đội tuyển cấp quốc gia các lứa tuổi với nguồn đầu tư lớn, mục tiêu cao. Điểm nhấn mang lại thành công của người Thái chính là hệ thống đào tạo quốc gia gồm 5 lứa tuổi, bắt đầu từ U13 cho đến ĐTQG theo một chương trình thống nhất, bài bản, giàu bản sắc dưới sự dẫn dắt của một đội ngũ HLV hùng mạnh.

Khác biệt giữa giải bóng chuyền VĐQG Việt Nam & Thai-League ảnh 2

Ngược lại, Việt Nam chỉ có một hệ thống gồm 3 lứa và mỗi CLB tuyển chọn, đào tạo một kiểu, dựa cả vào kinh nghiệm của các ông thầy. Mô hình tổ chức theo 2 vòng của giải VĐQG Việt Nam thường cách nhau tới 5-7 tháng. Trong suốt thời gian dài ấy, các cầu thủ - trừ thành viên ĐTQG - chỉ tập chay với hậu quả khó tránh là sức ì nặng nề. Thậm chí, trong những năm có sự kiện Đại hội TDTT toàn quốc, giải VĐQG chỉ tổ chức 1 vòng đấu duy nhất.

Chỉ qua những vấn đề cốt yếu đã thấy sự khác biệt, cũng là khoảng cách mênh mông giữa hai giải bóng chuyền, hai cách làm bóng chuyền. Nó cũng lý giải tại sao suốt hai thập kỷ, kể từ SEA Games 2001, bóng chuyền Việt Nam, nhất là nữ luôn thua người Thái đúng nghĩa không đỡ nổi, cho dù điều kiện và tiềm năng không mấy thua kém.

Từ năm 2005, giải bóng chuyền VĐQG Thái Lan có phương thức giống Thai-League của bóng đá với tính chuyên nghiệp, chất lượng rất cao cả về chuyên môn, hiệu quả kinh tế lẫn giải trí. Giải gồm 8 đội mạnh, thi đấu vòng tròn 2 lượt trên sân nhà/sân khách vào hai ngày cuối tuần, liên tục trong khoảng 6 tháng để xác định thứ hạng chung cuộc. Kết thúc giải, Liên đoàn Bóng chuyền Thái còn tổ chức thêm một cuộc đấu “Siêu Cúp” dành cho 4 đội đứng đầu. Nó khác hẳn với Việt Nam, nơi giải có quy mô “khủng” tới 12 đội với thực tế phân thành 3-4 trình độ, tranh tài theo 2 vòng đấu bảng tại 2 địa điểm đăng cai, chọn 4 đội vào đấu thêm tại Vòng chung kết.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?