GJ 504b là tên của hành tinh khí màu hồng, xoay quanh một ngôi sao có tên GJ 504 thuộc chòm sao Thất Nữ, nóng hơn Mặt trời một chút và cách địa cầu 57 năm ánh sáng.
Đây là một trong số ít những hành tinh có thể quan sát trực tiếp từ kính thiên văn mà không phải suy ra từ việc quan sát các vì sao.
Mặc dù là hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện ngoài hệ Mặt Trời, GJ 504b vẫn là một hành tinh khổng lồ - với kích thước gấp khoảng 4 lần sao Mộc. Theo NASA, hành tinh này tương đối trẻ, mới chỉ khoảng 160 triệu năm tuổi và có màu hồng.
Ảnh chụp GJ 504b có màu hồng - Ảnh: Wikipedia |
Khoảng cách giữa hành tinh này và ngôi sao của nó gấp 44 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 237 độ C và có khối lượng thuộc vào hàng nhẹ nhất trong số những hành tinh xoay quanh các ngôi sao đã được phát hiện. Thực sự, rất khó để đoán được sự hình thành của hành tinh này là do nguyên nhân nào.
Màu sắc của nó có thể là do nhiệt phát ra trong quá trình hình thành và có ít mây che phủ hơn các hành tích khác. Các nhà nghiên cứu cho biết, cũng vì thế mà có thể quan sát bề mặt của nó rõ hơn để phân tích được các thành phần cấu tạo nên hành tinh này.
Nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 237 độ C và có khối lượng thuộc vào hàngnhẹ nhất trong số những hành tinh xoay quanh các ngôi sao đã được pháthiện. |
Tuy nhiên, màu sắc độc đáo không phải là lý do chính khiến các nhà thiên văn học bối rối về GJ 504b mà chính là sự hình thành của hành tinh này. Khoảng cách tới GJ 504b gấp 44 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời và kích thước khổng lồ của nó không phù hợp với lý thuyết hình thành hành tinh hiện nay.
Theo lý thuyết tích tụ từ tâm – phương thức hình thành của sao Mộc, cho thấy rằng lực hấp dẫn được tạo ra bởi sự va chạm. Sự va chạm này tạo ra phần "lõi". Khi phần lõi này đạt đủ khối lượng và lực hấp dẫn thì nó sẽ hút các thiên thạch, các mảnh vụn trong không gian để hình thành hành tinh mới.
Hành tinh màu hồng xinh đẹp là một lời nhắc nhở về sự vô hạn của vũ trụ |
Tuy nhiên, GJ 504b, nhìn bên ngoài có vẻ hợp lý giống như sự hình thành điển hình của sao Mộc nhưng lại có mật độ các mảnh vỡ được cho là không đáng kể và không đủ để tạo ra một hành tinh. Nhiều nhà thiên văn học đang phân vân rằng các giả định cơ bản của lý thuyết tích tụ từ lõi có thể cần phải xem xét lại.
Việc phát hiện GJ 504b có dẫn đến lý thuyết mới về thiên văn học hay là cuộc cách mạng mới hay không, đó là câu hỏi dành cho các nhà thiên văn học. Với chúng ta, hành tinh màu hồng xinh đẹp là một lời nhắc nhở về sự vô hạn khủng khiếp của vũ trụ.
Xem thêm:
- Công trình Nobel Vật lý 2015: Giải mã bí ẩn siêu hạt Neutrino cấu tạo nên vũ trụ
- Những kỷ lục thú vị của 12 hành tinh trong vũ trụ
- NASA công bố bằng chứng sao Diêm Vương là “hành tinh sống"