Ông Nguyễn Hữu Hào, phụ thân của Nam Phương hoàng hậu là một đại điền chủ giàu có, quê ở Tiền Giang. Dù quê Nam bộ, ông Hào có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.
Sau khi lấy vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đưa bố mẹ lên Đà Lạt sinh sống cho đến ngày tạ thế. Năm 1937, bà xây lăng mộ cho cha trên một ngọn đồi ở Đà Lạt.
Khu lăng mộ của ông được xây dựng trong 4 năm với vật liệu chính bằng đá. Lăng xây theo lối truyền thống của người Việt, bốn bề tĩnh mịch giữa những hàng thông xanh cao vút.
Cổng vào lăng đặt dưới chân đồi, nằm ngay ngã ba Hoàng Văn Thụ - Vạn Thành theo hướng đi thác Cam Ly. Cổng gồm bốn trụ thẳng đứng, trên đỉnh trang trí hình hoa sen và chó ngao.
Các trụ được khắc hai cặp câu đối do Nam Phương Hoàng hậu đề tự. Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách chục bậc sẽ có một chiếu nghỉ. Ở bậc thang cuối cùng là tượng hai con sư tử đá trấn giữ trước khu vực nhà mồ.
Bên trong lăng là hai ngôi mộ của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”, ở giữa có một bệ thờ. Nền, trần, tường, bia mộ, hương án... đều được làm bằng đá xanh. Hai ngôi mộ được chạm khắc hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm.
Phía sau mộ là một nhà bia nhỏ, dựng bằng đá xanh. Bài minh trên bia do chính hoàng hậu Nam Phương lập năm 1939. Trước lăng mộ là sân tế rộng, có lan can bao quanh. Phần mái lăng mộ đúc bê tông cốt thép, hình tán xòe rộng.
Trần kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá. Sau gần 80 năm tồn tại, các công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn, đậm nét cổ kính giữa núi rừng.
Các trụ được khắc hai cặp câu đối do Nam Phương Hoàng hậu đề tự. Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách chục bậc sẽ có một chiếu nghỉ. Ở bậc thang cuối cùng là tượng hai con sư tử đá trấn giữ trước khu vực nhà mồ.
Bên trong lăng là hai ngôi mộ của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”, ở giữa có một bệ thờ. Nền, trần, tường, bia mộ, hương án... đều được làm bằng đá xanh. Hai ngôi mộ được chạm khắc hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm.
Phía sau mộ là một nhà bia nhỏ, dựng bằng đá xanh. Bài minh trên bia do chính hoàng hậu Nam Phương lập năm 1939. Trước lăng mộ là sân tế rộng, có lan can bao quanh. Phần mái lăng mộ đúc bê tông cốt thép, hình tán xòe rộng.
Trần kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá. Sau gần 80 năm tồn tại, các công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn, đậm nét cổ kính giữa núi rừng.
Khu lăng mộ của ông được xây dựng trong 4 năm với vật liệu chính bằng đá. |
Lăng xây theo lối truyền thống của người Việt, bốn bề tĩnh mịch giữa những hàng thông xanh cao vút. |
Cổng vào lăng đặt dưới chân đồi, nằm ngay ngã ba Hoàng Văn Thụ - Vạn Thành theo hướng đi thác Cam Ly. Cổng gồm bốn trụ thẳng đứng, trên đỉnh trang trí hình hoa sen và chó ngao. |
Trước lăng mộ là sân tế rộng, có lan can bao quanh. Phần mái lăng mộ đúc bê tông cốt thép, hình tán xòe rộng. |
Trần kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá |
Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách chục bậc sẽ có một chiếu nghỉ. Ở bậc thang cuối cùng là tượng hai con sư tử đá trấn giữ trước khu vực nhà mồ. |
Bên trong lăng là hai ngôi mộ của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”, ở giữa có một bệ thờ. Hai ngôi mộ được chạm khắc hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm. |
Nền, trần, tường, bia mộ, hương án... đều được làm bằng đá xanh. |
Phía sau mộ là một nhà bia nhỏ, dựng bằng đá xanh. Bài minh trên bia do chính hoàng hậu Nam Phương lập năm 1939. |
Dù đã tồn tại gần 80 năm nhưng công trình vẫn còn giữ nguyên được nét kiên cố và tinh xảo về phần kiến trúc. Một số hạng mục như tường bao quanh đã bị nứt nẻ. |
Theo Vietnamnet