Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên

Khoai tây chiên là món ăn nhanh quen thuộc của giới trẻ nhưng ít ai biết nguồn gốc thực sự của món ăn chơi này.
Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên

Khoai tây du nhập vào châu Âu vào khoảng đầu thế kỉ 16, người có công trong việc đó không phải người Pháp hay người Bỉ mà là một người Tây Ban Nha. Năm 1537, Jimenez de Quesada và những người Tây Ban Nha đã phát hiện một ngôi làng ở Columbia, khi tất cả người dân bản xứ đã bỏ trốn. Trong vô số thứ tìm được tại đó, họ đặc biệt chú ý đến một loại củ bản địa. Lúc bấy giờ những người Tây Ban Nha gọi chúng bằng cái tên "nấm cục" - chính là những củ khoai tây bây giờ.

Khoảng 20 năm sau, khoai tây đã được đưa tới Tây Ban Nha và cũng được mang tới Ý. Tại thời điểm này, khoai tây vẫn còn khá nhỏ và có vị đắng do môi trường Tây Ban Nha và Ý đều không tốt cho sự phát triển của loại củ này. Theo thời gian, giống cây này đã được nhân giống trồng rộng rãi khắp châu Âu, loại củ cũng lớn hơn và ngọt hơn.
Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên - anh 1

Khoai tây chiên được coi là "món chiên kiểu Pháp".

Các tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng người Bỉ đã chế biến khoai tây theo cách thái mỏng rồi chiên giòn từ rất sớm, đó là thời điểm cuối thế kỉ 17 tại thung lũng Meuse giữa Dinant và Liège, Bỉ. Người dân vùng này rất yêu thích món cá chiên nhưng trong thời gian đó, các con sông đóng băng quá dày, rất khó câu cá nên thay vì chiên cá, họ cắt mỏng khoai tây và chiên lên tương tự như chiên cá. Như vậy có thể cho rằng nguồn gốc món khoai tây chiên bắt nguồn từ Bỉ.
Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên - anh 2

Nhưng chúng cũng có thể có xuất xứ từ Bỉ

Vậy tại sao khoai tây chiên lại có tên tiếng Anh là "French Fries" - món chiên của người Pháp? Đó thực sự lại là một câu chuyện khác. Trong cuộc chiến tranh Bảy Năm, một sĩ quan quân y người Pháp tên Antoine-Augustine Parmentier bị giam giữ tại nước Phổ, nơi mà khẩu phần ăn chính của tù nhân là khoai tây. Vào thời điểm này, người Pháp chỉ sử dụng khoai tây làm thức ăn chăn nuôi gia súc và không bao giờ ăn chúng. Họ cho rằng khoai tây có thể gây ra các bệnh khác nhau, nguy hiểm hơn cả là bệnh phong. Trên thực tế, năm 1748, chính phủ Pháp đã ra lệnh cấm trồng khoai tây trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên trong những tháng ngày bị giam giữ, Parmentier đã bị buộc trồng và ăn khoai tây. Và rồi ông nhận ra, những quan niệm của người Pháp về khoai tây trước đây là hoàn toàn không đúng sự thật.
Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên - anh 3

Vào thời gian mới xuất hiện, người Pháp coi khoai tây là loại thực phẩm có thể gây ra nhiều bệnh tật.

Khi được trả tự do và quay trở lại Pháp, Parmentier đã đấu tranh cho khoai tây và coi đó như một nguồn thực phẩm giàu tiềm năng. Cuối cùng, vào năm 1772, khoa y học Paris đã phải đưa ra công bố rằng khoai tây hoàn toàn có thể sử dụng làm thức ăn cho con người, mặc dù Parmentier vẫn gặp phải những kháng cự nghiêm trọng và thậm chí không được phép trồng khoai tây trong khu vườn của mình tại bệnh viện Invalides nơi ông làm dược sĩ. Parmentier sau đó đã phải rất vất vả để bảo vệ ý kiến của mình, từ việc mời các nhân vật quan trọng ăn thử khoai tây tới việc thuê vệ sĩ bảo vệ hay thuê người giả vờ "ăn cắp" khoai tây. Nhưng phải đến nạn đói năm 1785, khoai tây mới bắt đầu trở nên phổ biến tại Pháp.
Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên - anh 4

Nhưng một sĩ quan quân y người Pháp đã đấu tranh để khoai tây được công nhận là nguồn thực phẩm tiềm năng của con người.

Sau khi được người Pháp chấp nhận, khoai tây nhanh chóng được trồng rộng rãi trên khắp nước Pháp, trong cả những khu vườn Hoàng Gia. Người Pháp cuối cùng cũng đã "phát minh" hoặc “học” được cách chiên khoai tây. Khoai tây chiên đã trở nên cực kì phổ biến ở Pháp, đặc biệt ở Paris, nơi mà khoai tây chiên được bán trên các xe đẩy hàng lưu động khắp đường phố với tên gọi "frites".
Mặc dù thời điểm người Pháp "phát minh" ra món khoai tây chiên là vào cuối thế kỉ 18, lâu hơn khoảng 100 năm so với món ăn tương tự của người Bỉ, nhưng có rất nhiều tranh luận cho rằng món ăn này được chế biến đồng thời ở 2 quốc gia này trong cùng thời điểm, vậy nên đến hiện tại, món "chiên của người Pháp" vẫn còn được chia sẻ nguồn gốc lịch sử cho cả người Pháp và người Bỉ.
Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên - anh 5

Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay trước khi khoai tây trở nên phổ biến ở Pháp, chiến tranh Pháp-Áo đã diễn ra ngay gần biên giới Bỉ, có thể trong thời gian này, những người lính Pháp đã học hỏi công thức chế biến khoai tây của người Bỉ rồi giới thiệu đến nước Pháp, cũng có thể người Pháp đã đưa ý tưởng riêng cho món ăn này tới Bỉ trong cùng thời gian đó, hoặc là cả hai nước đã có những ý tưởng độc lập với món ăn này. Vậy nên nói món khoai tây chiên là của người Pháp hay người Bỉ đều không bị phản bác.

Khám phá lịch sử thú vị của món khoai tây chiên - anh 6

Người Mỹ đã phát triển món ăn này một cách nhanh chóng thông qua chuỗi hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh.

Dù sao đi nữa, ngày nay món ăn này cũng phổ biến với toàn châu Âu bằng tên gọi: món chiên của người Pháp - "French fries".
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.