'Khổ' như du học sinh thời COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Học online trong tình trạng lệch múi giờ rất vất vả. Deadline nào cũng bị sớm hơn các bạn ở nước ngoài mất 4-5 tiếng. Có những ngày phải dậy giữa 2h sáng dậy học, 4h sáng dậy thi online...”- Lê Vũ Anh Thư, năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là tình trạng chung của phần lớn du học sinh phải trải qua khi dịch Covid-19 ở các nước vẫn trong tình trạng nguy hiểm khi hàng ngày có tới hàng trăm, hàng nghìn ca nhiễm mới.

Ở lại thì có bạn bị mất việc làm, hết tiền nhà, chết đói

Lê Vũ Anh Thư, đang học năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ, năm 2020 khá là khó khăn với du học sinh cho cả những bạn đã, đang và sẽ đi du học.

Anh Thư cho rằng, phần lớn du học sinh phải đứng giữa lựa chọn khó khăn rằng xin bảo lưu về Việt Nam tránh dịch hay là đánh đổi sức khoẻ ở lại nước ngoài.

“Du học sinh đã phải đấu tranh tâm lý, luôn để ý vé máy bay về cũng như các suất cứu trợ của chính phủ”- Anh Thư nói.

Anh Thư cho rằng, nhiều du học sinh khác cũng giống như Thư đã xin bảo lưu để về Việt Nam đã phải chậm lại hẳn 1-2 học kỳ. Đồng thời phải xin kéo dài visa, đóng thêm bảo hiểm, tiền nhà, tiền điện thoại.

Khi về Việt Nam, việc học online trong tình trạng lệch múi giờ nên rất vất vả. Deadline nào cũng bị sớm hơn các bạn ở nước ngoài mất 4-5 tiếng. Có những ngày phải dậy giữa 2h sáng dậy học, 4h sáng dậy thi online. Bản thân Thư cũng phải nhờ các bạn ở Úc mua hộ sách để học.

“Có bạn cháu về Việt Nam đợt Tết nhưng bị gọi về Đức để giữ visa. Việc ở lại nước ngoài chủ yếu học online khá chật vật. Các bạn bị mất việc làm, hết tiền nhà, chết đói mà cũng không có wifi ổn định để học online”- Thư chia sẻ.

Hy vọng sẽ được đi học lại ở trường

Du học sinh Hoàng Nguyên Khánh An, hiện đang là sinh viên năm nhất bậc cử nhân ngành International Business Economics (Kinh tế kinh doanh quốc tế), đại học Eotvos Lorand (ELTE) tại Budapest, Hungary cho rằng, năm 2020 là năm mà em nhận được học bổng Chính phủ Hiệp định Việt Nam – Hungary.

Vì dịch nên Khánh An đã bảo lưu vào giữa năm và bắt đầu sang Hungary du học. Thời gian kỳ hai ở Ngoại Thương (HN) cũng là lúc COVID bùng phát nên em phải thích nghi với việc học online rất nhanh.

“Khi đó, em thấy rất khó khăn trong việc quản lý thời gian và sắp xếp việc học của mình bên cạnh các hoạt động xã hội khác. Đến khi đi du học thì rất lâu em mới có visa do ảnh hưởng của dịch, sang bên này đã chậm 1 tháng và lỡ mất vài bài kiểm tra nhỏ”- An chia sẻ.

An cho rằng, thời điểm mới sang em gần như không có thời gian làm quen với cuộc sống mà phải vừa làm giấy tờ để ổn định, vừa học thêm tiếng và tìm hiểu văn hóa, lại vừa học trên trường nên khá căng thẳng.

Hiện tại, Khánh An cho rằng, em đã dần quen với cách học ở Hungary cũng như nhịp sống Châu Âu nên phần nào ổn định hơn.

Từ đầu tháng 11, Chính phủ Hungary ra chính sách giãn cách và giới nghiêm nên trường An chuyển sang học và thi online. Tuy nhiên trường và thầy cô cũng tạo điều kiện rất nhiều để các du học sinh học.

“Hungary cùng các nước EU cũng đã triển khai chương trình tiêm chủng nên em hy vọng kỳ học tới đây sẽ được đi học lại ở trường. Tuy nhiên, nếu không được thì em đã tìm cách cân bằng thời gian, đổi mới phương pháp học tập (đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin) để vừa có kết quả ổn định, vừa có thời gian cho dự định của bản thân”- Khánh An nói.

Chưa biết lúc nào có thể đến trường học

Em Nguyễn Hoài An đang là học sinh lớp 12 của trường chuyên có tiếng ở Hà Nội chia sẻ, em đã hoàn tất xong thủ tục để sang năm tới sang du học bên Úc. Đến thời điểm hiện tại, gia đình em đã phải chi hơn một tỷ đồng cho tiền học phí năm đầu, tiền ký túc xá,..

Đóng một lúc với số tiền lớn như vậy nhưng Hoài An chia sẻ, theo lịch có thể tháng 7/2021 có thể sang học nhưng nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn thì có thể phải đẩy lùi tới đầu năm 2022 hoặc lâu hơn nữa.

Tương tự, em Nguyễn Hoàng My, học sinh lớp 12 chuyên Pháp cho biết, năm 2019, mẹ đã đưa em đã sang Pháp để thăm và tìm hiểu các trường. Đến thời điểm này, mọi thủ tục đã hoàn tất, tuy nhiên, em không biết đến thời điểm nào có thể sang học là trong năm nay hay phải đến đầu năm 2022.

“Nếu dịch bệnh kéo dài thì chắc chắn các du học sinh sẽ không thể đến trường học mà học trực tuyến. Việc đi du học như bọn em có thể chậm một kì hoặc cả năm tùy thuộc vào tình hình của Covid-19. Vậy mà, tiền học phí, tiền ký túc đã phải chuyển sang đóng gần như đầy đủ hết”- My than thở.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.