Không thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế: Nhiều học sinh, phụ huynh 'sốc'

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT có văn bản thông báo tới các sở GD&ĐT, các ĐH, trường ĐH có trường THPT chuyên về việc không tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế, các ý kiến tranh luận đã nổ ra trên khắp các diễn đàn.
Bộ GD&ĐT vừa có thông báo không tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế
Bộ GD&ĐT vừa có thông báo không tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế

Các nước thi thế nào, Việt Nam nên thi như thế

PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, khi nhận được thông tin không tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực, chắc chắn nhiều học sinh, phụ huynh bị sốc.

Theo PGS. Vũ Hoàng Linh, hiện một số nước chủ nhà các môn đã có kế hoạch tổ chức kỳ thi Olympic như thi trực tuyến hoặc lùi thời gian thi. “Nếu các nước đã tổ chức thì Việt Nam cũng nên cho học sinh tham gia. Còn phương thức thi chọn đội tuyển thì có thể trao đổi phương án để phù hợp với tình hình dịch bệnh”, PGS. Vũ Hoàng Linh nói. 

Thầy Trần Nam Dũng, phó hiệu trưởng trường Phổ thông năng khiếu, TPHCM chia sẻ,  khi thấy công văn thông báo hủy kỳ thi chọn đội tuyển tuyển quốc gia dự thi Olympic học sinh có tên trong danh sách triệu tập dự thi chọn đội tuyển quốc tế các môn toán, tin, lý, hóa, sinh có chung cảm giác là buồn và sốc.  

Vì sự an toàn chung

TS. Nguyễn Ngọc Hà, trưởng đoàn Olympic Hóa học Việt Nam lại cho rằng việc tổ chức thi tuyển chọn đội tuyển trong bối cảnh hiện nay sẽ khó khăn vì an toàn của cả thầy và trò cần được đặt lên hàng đầu. Đây là việc bất khả kháng. Theo TS. Nguyễn Ngọc Hà, khi tổ chức thi sẽ bao gồm các khâu soạn thảo, ra đề, thi… tất cả các khâu này đều phải tập trung học sinh, giáo viên, trong khi nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn có thể xảy ra. 

TS. Nguyễn Ngọc Hà cũng cho hay, năm nay Olympic Hóa học được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến thời điểm này, ban tổ chức mới lấy ý kiến có nên tổ chức thi trực tuyến hay không, chưa có quyết định cuối cùng. 

Theo TS. Nguyễn Ngọc Hà, thi trực tuyến không phải là không có bất cập. Vì để kiểm soát chất lượng kỳ thi, ban tổ chức chắc chắn sẽ phải cử người sang các nước để giám sát. Như vậy, lại có nguy cơ về phòng chống dịch. 

Thi trực tiếp liên quan đến việc di chuyển bằng máy bay trong bối cảnh dịch như hiện nay ở các nước, nỗi lo này không phải không có cơ sở. Do đó, thời điểm hiện nay, vấn đề an toàn là quan trọng nhất. 

Tuy nhiên, thầy Trần Nam Dũng cho rằng giải pháp không tổ chức thi là giải pháp an toàn cho cơ quan quản lý. Nhưng thầy Dũng đề xuất, nên tách các môn, không đánh đồng,  tùy tình hình xử lý để tạo cơ hội cho thí sinh.  

Ví dụ như kỳ thi Olympic Toán học (IMO), theo lịch thông báo của nước Nga, nước chủ nhà, lịch thi được rời sang giữa tháng 9. Họ cũng đưa ra 3 phương án. Nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, sẽ thi bình thường vào giữa tháng 9; Nếu tình hình một số nước còn khó khăn, những nước đó có thi trực tuyến; nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, các nước đều có thể tham gia thi trực tuyến tại nước mình. 

Như vậy có thể nói, ban tổ chức IMO đã đưa ra các phương án để trong mọi tình huống đều có thể thi được. 

Kỳ thi Olympic sinh học quốc tế ở Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 7 sẽ bị hủy và được thay thế bằng kỳ thi trực tuyến trong hai ngày 11, 12 tháng 8. Ban tổ chức kỳ thi vật lý quốc tế thì thông báo sau 15/5 sẽ có phương án.

Phương án thi trực tuyến là rất khả thi đối với kỳ thi Tin học quốc tế vì đây là hình thức thi vô cùng phù hợp, đã được ứng dụng trong các kỳ thi Tin học châu Á hay ACM-ICPC.

Do đó, trừ phi Ban tổ chức quốc tế hủy kỳ thi Olympic, trong các phương án thi khác, nếu đánh giá an toàn cho học sinh (ví dụ thi ở Việt Nam thì chắc là an toàn).

“Theo tôi cần chắt chiu mọi cơ hội để học sinh của chúng ta được tham dự kỳ thi Olympic quốc tế”, thầy Trần Nam Dũng chia sẻ.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.