Tỷ lệ sinh trên khắp thế giới đang giảm ở mức báo động, điều này sẽ gây ra những tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và độ ổn định xã hội trong tương lai. Tỷ lệ sinh giảm cũng đồng nghĩa với việc nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với thực trạng suy giảm quy mô dân số vào cuối thế kỷ này.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, nhưng nỗi sợ hãi về tương lai có thể là lý do chính khiến các bậc cha mẹ chọn cách trì hoãn hoặc không sinh con ngay bây giờ. Cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể là phản đề của hiện tượng bùng nổ trẻ em đã giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu bước vào một kỷ nguyên mới của tăng trưởng và thịnh vượng trong thế kỷ 20.
Nhân loại từng lo lắng về việc tăng trưởng dân số toàn cầu vượt quá tầm kiểm soát và vượt quá nguồn tài nguyên của Trái đất. Giờ đây, chính tình trạng tốc độ gia tăng dân số đang chậm lại còn tuổi thọ của con người ngày càng thăng.
Thế giới có thể đang chuyển đổi theo hướng suy giảm dân số, nhưng đó cũng là một câu chuyện thành công lớn. Tỷ lệ sinh giảm trên khắp thế giới phản ánh sự giải phóng cho phụ nữ nhiều hơn.
Ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm và đi học, được hưởng phúc lợi tốt hơn, ngày càng sung túc và cải thiện các biện pháp tránh thai. Điều này cho thấy khi người phụ nữ được giải phóng các gánh làm mẹ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc tỷ lệ sinh trên toàn cầu sẽ tiếp tục giảm.
Tỷ suất sinh toàn cầu hiện đang giảm ở mức đáng lo ngại.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Đại học Washington, tỷ lệ này đã giảm hơn một nửa từ mức trung bình 5 ca sinh trên mỗi phụ nữ vào năm 1960 xuống còn 2,4 ca vào năm 2018 và dự báo sẽ còn giảm xuống mức 1,52 vào năm 2100.
Các quốc gia tiêu biểu bao gồm Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha và Hàn Quốc có thể chứng kiến dân số của mình giảm hơn một nửa vào cuối thế kỷ này. Dân số già gia tăng đồng nghĩa với gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia, cùng với đó là thiếu việc làm trong thị trường lao động do quá ít lao động trẻ.
Trung Quốc, hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, có thể đạt đỉnh dân số 1,4 tỷ người trong thời gian 4 năm trước khi giảm xuống 732 triệu người vào năm 2100. Tổng số người trên Trái đất có thể đạt đỉnh 9,7 tỷ người vào khoảng năm 2064 trước khi giảm xuống 8,8 tỷ vào cuối thế kỷ này. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các nhà hoạch định kinh tế.
Những người lạc quan có thể nghĩ rằng đó là một điều tốt khi có nhiều tài nguyên hơn được phân phối cho ít người hơn, nhưng không phải là không có mặt trái. Để duy trì tăng trưởng toàn cầu ở mức tối ưu 3 đến 4%, sẽ cần nhiều công nhân hơn để xây dựng các nhà máy trong tương lai, vận hành máy móc, tiếp thị đầu ra và cung cấp các dịch vụ để giữ cho nền kinh tế toàn cầu hoạt động hết công suất.
Quan trọng hơn, trong một thế giới có ít người lao động hoạt động kinh tế hơn, ai sẽ là người đáp ứng mọi nhu cầu cuối cùng?
Việc tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo và người máy có thể giải quyết một số thiếu hụt trong chuỗi cung ứng, nhưng đó không phải là câu trả lời bởi xu hướng chi tiêu của các thuật toán và máy móc là bằng 0.
Các nền kinh tế như Mỹ và Trung Quốc cần lực lượng lao động lớn hơn và nhiều người tiêu dùng hơn để tăng cường nhu cầu trong nước. Đây là "chế độ ăn uống" chủ yếu của các nền kinh tế hiện đại, vốn dựa vào người tiêu dùng.
Một dân số năng động, lạc quan là yếu tố sống còn để tăng trưởng lành mạnh về doanh số bán lẻ, nhà ở, du lịch, dịch vụ tài chính và sức chi tiêu của người tiêu dùng, vốn cần để duy trì nhu cầu kinh tế.
Đại dịch đã gây thiệt hại nặng nề cho niềm tin kinh tế ở tất cả các cấp. Thế nhưng các chính phủ cũng cần chú trọng vào các thay đổi trong quan niệm xây dựng gia đình và sinh sản.
Các biện pháp khuyến khích tài chính và tiền tệ trong tương lai phải được điều chỉnh để khuyến khích người trẻ lập gia đình. Các nền kinh tế đang phát triển cần nhiều người làm việc hơn, nếu không sự tiến bộ của con người có thể gặp nguy hiểm nghiêm trọng.