Dân số thế giới có khả năng 'đảo chiều' sau 50 năm

(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng dân số thế giới có thể đạt đỉnh 9,7 tỷ vào năm 2064 và sau đó giảm xuống còn khoảng 8,8 tỷ vào cuối thế kỷ này, khi phụ nữ được thụ hưởng nền giáo dục tốt hơn và trang bị các biện pháp tránh thai.
Dân số thế giới có khả năng 'đảo chiều' sau 50 năm

Đến năm 2100, 183 trong số 195 quốc gia sẽ không có tỷ lệ sinh cần thiết để duy trì dân số hiện tại, với 2,1 ca sinh trên mỗi phụ nữ, các nhà nghiên cứu từ Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Y Washington (Mỹ) cho biết.

Trong số đó, 23 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Thái Lan, Ý và Tây Ban Nha, sẽ chứng kiến dân số bị "thu hẹp" lại hơn 50%, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, dân số khu vực châu Phi cận Sahara có thể tăng gấp ba lần, dự kiến tới cuối thế kỷ này gần một nửa dân số thế giới sẽ là người châu Phi.

Nghiên cứu mới cũng dự báo sự sụt giảm đáng kể về dân số trong độ tuổi lao động ở hai quốc gia "tỷ dân" là Ấn Độ và Trung Quốc, qua đó gây tổn hại cho nền kinh tế và có thể có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và hệ thống phúc lợi xã hội của hai nước này, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý, khi mức sinh giảm thì quá trình nhập cư có thể bù đắp sự suy giảm dân số, đặc biệt là ở các quốc gia có mức sinh thấp, như Mỹ, Úc và Canada.

"Thế giới, từ những năm 1960, đã thực sự tập trung vào cái gọi là bùng nổ dân số", Tiến sĩ Christopher Murray, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. "Đột nhiên, bây giờ chúng ta lại có thể trải qua bước ngoặt này, từ quá nhiều người sang quá ít".

Thu hẹp dân số

Sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu về bệnh tật toàn cầu năm 2017, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng dân số ở Châu Á, Đông và Trung Âu sẽ giảm đi đáng kể so với phần còn lại của thế giới.

Cụ thể, dân số Nhật Bản sẽ giảm từ khoảng 128 triệu người năm 2017 xuống còn 60 triệu vào năm 2100, Thái Lan sẽ giảm từ 71 xuống còn 35 triệu, Tây Ban Nha từ 46 xuống còn 23 triệu, Ý từ 61 còn 31 triệu, Bồ Đào Nha từ 11 xuống 5 triệu và Hàn Quốc từ 53 giảm xuống 27 triệu.

Hơn 34 quốc gia - bao gồm cả Trung Quốc, sẽ giảm xuống hơn 50% dân số so với hiện tại.

Tiến sĩ Murray nói rằng không chỉ dân số sẽ co lại, mà xã hội nói chung sẽ già hơn, điều này sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

"Sẽ có nhiều người cần nhận được phúc lợi từ chính phủ, cho dù đó là bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế, và có ít người phải trả thuế hơn", ông Murray giải thích.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng dân số của châu Phi cận Sahara có thể tăng gấp ba trong suốt thế kỷ, từ khoảng 1,03 tỷ vào năm 2017 lên 3,07 tỷ vào năm 2100.

Bắc Phi và Trung Đông là hai khu vực duy nhất được dự đoán có dân số đạt mốc 980 triệu người vàonăm 2100 so với 600 triệu vào năm 2017.

"Bởi mức sinh sẽ duy trì cao hơn trong thời gian dài, nên tỷ lệ tương đối của dân số thế giới là người châu Phi sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu quỹ đạo này không thay đổi, thì tới cuối thế kỷ này gần một nửa dân số thế giới sẽ là người châu Phi", ông Murray khẳng định.

Người già nhiều hơn người trẻ

Nghiên cứu cũng dự đoán những thay đổi lớn trong cấu trúc tuổi trên toàn cầu khi mức sinh giảm và tuổi thọ tăng, với ước tính 2,37 tỷ người trên 65 tuổi trên toàn cầu vào năm 2100, so với 1,7 tỷ dưới 20 tuổi.

Số người trên 80 tuổi có thể tăng gấp 6 lần, từ 141 triệu lên 866 triệu. Trong khi đó, số trẻ em dưới 5 tuổi được dự báo sẽ giảm hơn 40%, cụ thể từ 681 triệu trong năm 2017 xuống còn 401 triệu vào năm 2100.

Các nhà nghiên cứu nói rằng sự "sụt giảm nghiêm trọng" của dân số trong độ tuổi lao động ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế và dẫn đến sự thay đổi của địa chính trị toàn cầu.

"Quá trình này vốn đã bắt đầu chứ không phải những viễn cảnh xa xôi. Số người trưởng thành trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc đang có chiều hướng giảm", ông Murray cho biết.

Vai trò của làn sóng nhập cư

Các tác giả cũng cho rằng sự suy giảm dân số có thể được bù đắp bằng nhập cư, và các quốc gia có chính sách nhập cư tự do sẽ có khả năng tốt hơn để duy trì quy mô dân số và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ngay cả khi mức sinh giảm.

"Nếu nhiều người chết nhiều hơn số người sinh ra, thì dân số sẽ suy giảm. Và cách duy nhất để chống lại điều đó là nhờ làn sóng di cư", ông Murray nói.

Trong khi các nhà nghiên cứu lưu ý rằng dân số giảm sẽ có "ý nghĩa tích cực đối với môi trường, biến đổi khí hậu và sản xuất lương thực", thì hiện tượng dân số già có thể mang đến những thách thức khác.

"Nếu vấn đề chỉ đơn giản là số lượng thì điều này có vẻ sẽ có lợi cho môi trường. Thế nhưng đi kèm với đó là tình trạng dân số già, điều này có thể ảnh hưởng tới cách thức tổ chức xã hội và cách thức các nền kinh tế hoạt động", ông Murray nói.

Theo CNN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.