Khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc chưa có lối thoát

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc khủng hoảng ngành y ở nước này vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ đáng kể là cho phép các trường đại học giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh ngành y cho niên khóa 2025.
Khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc chưa có lối thoát

Nhiều bác sĩ nội trú và thực tập sinh ở Hàn Quốc vẫn chưa quay trở lại làm việc cho đến khi chính phủ từ bỏ hoàn toàn kế hoạch tăng hạn ngạch sinh viên y khoa và chấp nhận ngồi lại đàm phán từ đầu.

Trong quyết định đưa ra hôm qua, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo tuyên bố chính phủ sẽ chấp nhận đề xuất của hiệu trưởng 6 trường đại học công lập quốc gia Gangwon, Kyungpook, Kyungsang, Chungnam, Chungbuk và Jeju về việc giảm tới 50% chỉ tiêu tuyển sinh ngành y cho năm học tới.

Đề xuất này được coi là nỗ lực của các trường đại học nhằm giải quyết tình trạng bế tắc y tế kéo dài, hiện đã mở rộng sang cả lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra, các trường cao đẳng ngành y cũng sẽ cắt giảm con số tuyển sinh với tỷ lệ tương tự.

Chính phủ Hàn Quốc cho biết việc chấp nhận đề xuất trên nhằm bảo vệ quyền lợi của các sinh viên y khoa và giải quyết tình trạng bế tắc y tế hiện nay. Theo đó, tất cả 32 trường cao đẳng và đại học y trên toàn quốc, nơi phân bổ 2.000 suất tuyển sinh y khoa mới, sẽ cắt giảm một nửa chỉ tiêu được phân bổ ban đầu xuống còn 1.000 suất.

Việc cắt giảm thêm có thể xảy ra nếu các trường đại học và cao đẳng y tế tư thục cũng sẽ tham gia đề xuất này. Đây được coi là nhượng bộ lớn của Chính phủ Hàn Quốc sau suốt thời gian dài kiên trì đấu tranh vừa qua nhưng với các bác sĩ, “cành ô liu” này là vẫn chưa đủ.

Các bác sĩ cho rằng chính phủ làm việc này là vì đề xuất của các trường y. Họ khẳng định sẽ không quay trở lại làm việc, trừ khi chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol loại bỏ hoàn toàn kế hoạch tăng hạn ngạch sinh viên y khoa và chấp nhận ngồi lại đàm phán từ đầu.

Tân Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) cho rằng các trường đại học công lập đề xuất thu hẹp chỉ tiêu tuyển sinh ngành y năm 2025 là do không đáp ứng được việc tăng số lượng sinh viên đột ngột, chứ không phải do ý chí của chính phủ. Dân biểu Ahn Cheol-soo của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền cũng cho rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề với “những người trong cuộc”.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).