Khuyến cáo: Không tự ý sử dụng thuốc điều trị COVID-19

Các chuyên gia của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm khuyến cáo: Việc sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sỹ, người dân không tự ý sử dụng thuốc, tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn.
Tại buôi cập nhật hướng dẫn điều trị COVID-19, các thành viên của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã cùng khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc điều trị COVID-19, tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn gây ra.
Tại buôi cập nhật hướng dẫn điều trị COVID-19, các thành viên của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã cùng khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc điều trị COVID-19, tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn gây ra.

Chiều 23/3, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch COVID-19; PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Giám đốc Trung tâm điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 cùng các thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Các điểm cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW có GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Vũ Trung- Phó Giám đốc Bệnh việnBệnh Nhiệt đới TW;

Bệnh viện Bạch Mai có GS.TS Ngô Quý Châu- Quyền Chủ tịch Hội đồng Quản lý BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam; PGS.TS Đào Xuân Cơ- Trưởng khoa Hồi sức tích cực, PGS.TS Nguyễn Văn Chi- Quyền Trưởng khoa Cấp cứu;

Bệnh viện Nhi TW có PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện lãnh đạo và các chuyên gia tại 12 điểm cầu có bệnh nhân đang điều trị.

Theo đó, các chuyên gia Hội đồng chuyên môn đã xem xét và cho y kiến về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức y tế thế giới và của một số nước trên thế giới.

Đối với một số thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng chuyên môn cũng xem xét và đánh giá. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khẳng định, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, tất cả cả các thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính.

Khuyến cáo: Không tự ý sử dụng thuốc điều trị COVID-19 ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cùng các chuyên gia tham gia hội chẩn chuyên môn trực tuyến với các thành viên của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm ở các điểm cầu.

Việc sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sỹ, người dân không tự ý sử dụng thuốc tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn gây ra.

Các chuyên gia và các bệnh viện mới có bệnh nhân như Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp cũng tham gia vào quá trình hội chẩn để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm cũng như xin ý kiến của Hội đồng chuyên môn về những khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị.

Đến thời điểm này, nước ta đã ghi nhận 123 ca mắc COVID-19, trong đó trong đó 17 trường hợp đã điều trị khỏi. Trong số 17 trường hợp đã khỏi bệnh có 16 trường hợp đã ra viện, 1 trường hợp là bệnh nhân thứ 18 đã 3 lần xét nghiệm âm tính, không còn ho, sốt, hoàn toàn khỏe mạnh và đã được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Ninh Bình sang Bệnh viện đa khoa Thái Bình theo dõi sức khỏe.

106 bệnh nhân còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại 15 cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có 2 bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm y tế huyện (bệnh nhân số 73 người Anh hiện điều trị tại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương và bệnh nhân số 123 đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).

Hiện trong các bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị ở các cơ sở y tế trên cả nước, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW tiếp nhận điều trị đông nhất với 46 trường hợp. Có 3 bệnh nhân nặng tại đây đang được các cán bộ y tế chăm sóc và theo dõi sát tình hình bệnh, cũng như được Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế với các chuyên gia đầu ngành hội chẩn hằng ngày.

Cũng đến thời điểm này, cũng đã có 3 nhân viên y tế ở nước ta mắc COVID-19

Theo SK&ĐS
TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.