Kiến nghị giữ nguyên thuế xuất nhập khẩu vàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị không điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu vàng, giữ nguyên mức thuế xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ bằng 0%.
Kiến nghị giữ nguyên thuế xuất nhập khẩu vàng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo tờ trình Dự án Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng vàng. Cụ thể, tăng thuế xuất khẩu các mặt hàng vàng có hàm lượng vàng dưới 95% từ 0% lên 2% và gộp dòng theo tên gọi mặt hàng theo đúng Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) mà Việt Nam đã ký kết, không chia cụ thể theo hàm lượng vàng để đơn giản hóa Biểu thuế.

Tuy nhiên, kiến nghị với Bộ Tài chính, VGTA cho rằng, để khuyến khích các doanh nghiệpkinh doanh vàng ổn định sản xuất nên quy định thuế xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ bằng 0%.

Vì theo VGTA, nếu theo mức thuế 2% như dự thảo chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ không thể thực hiện xuất khẩu được các mặt hàng này.

Do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế hiện nay rất yếu. Để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vàng ổn định sản xuất nên quy định thuế xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ bằng 0%.

Trong trường hợp, nếu Bộ Tài chính thấy cần hạn chế xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng cao từ 95% trở lên thì có thể giữ mức thuế xuất khẩu theo quy định hiện hành tại, tức giữ lại mức thuế 0% đối với vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ dưới 95% trở xuống còn từ 95% trở lên thì vẫn mức 2% thuế xuất khẩu.

Bởi theo VGTA, do các doanh nghiệp không được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong bối cảnh giá vàng nguyên liệu trong nước luôn cao hơn giá vàng quốc tế từ 6-8 triệu đồng/lượng và đầu tư thiết bị công nghệ (trừ một vài doanh nghiệp lớn) thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh vàng nước ngoài nếu chưa có sự hỗ trợ thỏa đáng về mặt chính sách.

Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… đang có nhiều lợi thế cạnh tranh như thuế nhập khẩu vàng nguyên liệu bằng 0%, thuế xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ cũng bằng 0% và họ còn được nhập khẩu vàng nguyên liệu. và chi phí nhân công rẻ hơn, thiết bị công nghệ hiện đại hơn…

Đồng thời chính sách vĩ mô của các quốc gia này ổn định và khuyến khích phát triển thị trường vàng bạc đá quý. Do đó kim ngạch xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ của các quốc gia này đã đạt mức khá ấn tượng như: Thái Lan đã vượt trên 10 tỷ USD, Singapore trên 8 tỷ USD, Indonesia trên 6 tỷ USD… (Theo số liệu của hội đồng vàng thế giới) và ngành vàng bạc đá quý các quốc gia này đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

VGTA cho rằng, quy định mức 2% như dự thảo chỉ để “đơn giản hoá Biểu thuế” và thuận lợi cho công tác hải quan ,nhưng doanh nghiệp vàng lại không thể xuất khẩu, đồng nghĩa nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất từ hoạt động này có thể sẽ bằng 0.

Đồng thời, trong trường hợp vẫn quy định để thuế xuất khẩu 2%, việc xuất khẩu chính ngạch sẽ không có và vàng xuất khẩu lậu qua biên giới sẽ tăng mạnh rất khó kiểm soát. Kéo theo việc điều hành chính sách tiền tệ ngày càng khó khăn.

Trong khi đó, dù để mức thuế xuất khẩu 0% nhưng doanh nghiệp vàng vẫn xuất khẩu được và nộp cho ngân sách những khoản tiền thuế rất lớn khác thông qua kênh thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT…

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong năm 2019 các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã xuất khẩu được 2,1 tỷ USD, tăng 231,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong năm 2020 xuất khẩu được 2,6 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu tập trung chủ yếu mặt hàng đồ kỹ nghệ và các bộ phận của đồ kỹ nghệ bằng vàng, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý, có hàm lượng vàng dưới 95%.

Vì thế, theo VNTA, nếu ngành vàng bạc đá quý Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tốt từ chính sách của Chính phủ thì chắc chắn trong tương lai gần ngành công nghiệp chế tác này cũng sẽ trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) bị sập 2 nhịp do bão lũ. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Nhà cửa và ruộng lúa ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan chìm trong biển nước. Ảnh: Getty Images
Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần
(Ngày Nay) - Tuần trước, bão Yinxing đã xé toạc 1/4 mái nhà của bà Diana Moraleda tại thị trấn Appari, tỉnh Cagayan, miền Bắc Philippines. Lỗ thủng trên mái nhà vẫn còn đó khi bão Toraji gây mưa lớn vào cuối tuần và bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào tối ngày 14/11.
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.