Cơ hội và thách thức mà EVFTA cùng EVIPA đem lại cho Việt Nam

(Ngày Nay) - Việc hoàn thành ký kết cũng như phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam (EVIPA) với Liên minh Châu Âu mới chỉ là bước đầu, để đi tới thực thi, tận dụng hiệu quả các hiệp định trên cần phải nắm rõ những cơ hội, thách thức mà EVFTA và EVIPA đem tới cho Việt Nam.
Cơ hội và thách thức mà EVFTA cùng EVIPA đem lại cho Việt Nam
Tác động của EVFTA và EVIPA tới các mặt của nền kinh tế
Bên cạnh những tác động tích cực và rõ rệt về mặt kinh tế và cải cách pháp luật - thể chế theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, với những cam kết đã đạt được, các Hiệp định dự kiến cũng sẽ tác động trực tiếp đến các lĩnh vực trụ cột của của nền kinh tế, mang lại cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Về cơ hội tăng trưởng, theo đánh giá định lượng ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi chưa tính đến tác động của Đại dịch Covid - 19: Trong ngắn hạn (giai đoạn 2019 - 2021), GDP của Việt Nam sẽ có thể tăng thêm từ 0,28% đến 0,63%/năm dưới tác động của tăng trưởng thương mại do các Hiệp định trên. Trong trung hạn (giai đoạn 2022 - 2024), việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan (NTB) và gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có tác động nổi trội đến tăng trưởng GDP (dự kiến tăng thêm từ 1,24% đến 2,02%/năm). Trong dài hạn (giai đoạn 2025 - 2030), việc cắt giảm NTB, gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam và sự cải thiện năng suất sẽ có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 3,53% đến 4,37%/năm.
Về xuất khẩu, thực tế thời gian qua, doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn tại thị trường Châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền kinh tế khác trên thế giới. Vì vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn. Trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2% với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Cơ hội và thách thức mà EVFTA cùng EVIPA đem lại cho Việt Nam ảnh 1

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh điện đàm với Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan.

Do vậy, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế của EU, EVFTA dự kiến sẽ giúp xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU, đặc biệt là nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của ta. Ngoài ra, khi hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhập khẩu của Việt Nam từ EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực dự kiến sẽ tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm, nhóm hàng máy móc thiết bị (10%), dệt may và điện thoại và linh kiện điện tử (6% -7%), nông, lâm, thủy sản (5%).
Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.
Về đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư ngày càng rõ nét trên toàn cầu, Hiệp định EVIPA và EVFTA sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng, đồng thời hạn chế việc suy giảm nguồn vốn FDI theo xu hướng chung của thế giới.
Các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.
Dự kiến dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ gia tăng không chỉ từ các nước thành viên EU tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam, và thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN khác, mà còn từ các nhà đầu tư các nước khác tìm kiếm cơ hội thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường EU.
Bên cạnh những cơ hội nêu trên, EVFTA và EVIPA sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh tại thị trường trong nước.
Năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, khả hấp thụ công nghệ còn hạn chế, thường gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tác động lan tỏa về năng suất, công nghệ khi thu hút đầu tư từ EU.
Việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Việt Nam. Điều này sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh lớn hơn ngay tại thị trường trong nước.
Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ sung rất cao, nên dự kiến sức ép cạnh tranh sẽ không lớn. Ngoài ra, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, nên EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Về sức ép cạnh tranh tại thị trường EU, doanh nghiệp có thể gặp phải khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA. Để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam theo một tỷ lệ nhất định. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN.
Tiếp theo, EU là một thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường... Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng hàng hóa để có thể tiếp cận được với thị trường tại EU.
Ngoài ra, EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ, biện pháp như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Do đó, nguy cơ về việc các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là khá lớn.
Cuối cùng, trong Hiệp định EVFTA, hai bên cam kết theo đổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là những vấn đề mà EU rất quan tâm, do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tới những cam kết này.
Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội
Các doanh nghiệp cần phải chủ động nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng đối xử ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua EVIPA và EVFTA.
Điều kiện tiên quyết phải có là khao khát phát triển và sự chủ động thay đổi xuất phát từ nội tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển, chủ động thích ứng với những thay đổi môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Mặt khác, phải tôn trọng và cam kết thương hiệu, hàng hoá giữa các doanh nghiệp với nhau và với bạn hàng nói chung, đặc biệt là đối tác EU nói riêng. Chủ động nỗ lực tham gia chuỗi cung ứng, quaa đó, thúc đẩy quá trình hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Cơ hội và thách thức mà EVFTA cùng EVIPA đem lại cho Việt Nam ảnh 2

Nghị quyết phê chuẩn EVFTA đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao.

Song hành với công tác thay đổi tư duy, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, đầu tư nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, nâng cao trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn; nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, dịch vụ phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu; năng suất lao động nhằm nâng cao năng lực "hấp thu" các ưu đãi, cơ hội do EVIPA và EVFTA mang lại.

Trong đó, cần đặc biệt chú trọng việc thực hiện chuẩn hóa quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất, lao động, xuất xứ, nguyên phụ liệu, an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch thông tin, môi trường sản xuất... để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu rất cao của EU về quy tắc xuất xứ và về tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhât là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, do sản phẩm của doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này về cơ bản chưa được người tiêu dùng EU biết đến, chưa tạo được uy tín đáng kể.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu và nắm vững các quy định của EVFTA và EVIPA, trong đó cần lưu ý tập trung nắm vững các ưu đãi thuế quan đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có tiềm năng xuất khẩu.
Mặt khác, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương để chủ động ứng phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại.
Ảnh minh họa
Từ chiều tối 15/5, Bắc Bộ mưa dông, có nơi mưa rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 15-16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Ảnh minh họa
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 98.600 thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 công lập
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố số liệu thống kê nguyện vọng đăng ký tuyển sinh lớp 10 vào các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn. Đây là cơ sở quan trọng để thí sinh tham khảo và cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian từ ngày 14-19/5.
Truy tìm nguồn thải biến nước sông Vàm Cỏ Đông thành màu đen, bốc mùi hôi bất thường
Truy tìm nguồn thải biến nước sông Vàm Cỏ Đông thành màu đen, bốc mùi hôi bất thường
(Ngày Nay) -  Những ngày qua, hàng chục hộ dân sống ven sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa bàn thị xã Hòa Thành và huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh liên tục phản ánh tình trạng nước sông chuyển sang màu đen, xuất hiện nhiều bọt khí và lớp màng nhiều màu như vết dầu loang, kèm theo mùi hôi bất thường, khiến cho người dân sinh sống ven sông lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục. Ảnh: Active Floor
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục
(Ngày Nay) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị cho thế hệ tương lai những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số, UNESCO đã khởi động một loạt hội thảo khu vực nhằm phát triển khung năng lực kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.
Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Ukraine
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ xuất hiện tại Kiev. Mục đích của chuyến thăm không được công bố từ trước này được cho là nhằm trấn an Ukraine rằng nước này vẫn có sự hỗ trợ của Mỹ trước các cuộc tiến công ngày càng mạnh mẽ từ Nga.