Lạm phát "nuốt chửng" bữa ăn trưa của học sinh nghèo Ấn Độ

(Ngày Nay) - Tình trạng lạm phát giá thực phẩm trong gần hai năm qua tại Ấn Độ đã khiến các bữa ăn trưa do chính phủ tài trợ cho nhiều trường học buộc phải cắt giảm khẩu phần.
Lạm phát "nuốt chửng" bữa ăn trưa của học sinh nghèo Ấn Độ

Chính sách được thực hiện nhằm hỗ trợ trẻ em Ấn Độ thuộc các hộ nghèo được đến trường, đồng thời được đảm bảo nguồn dinh dưỡng cơ bản cần thiết. Tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay, tình trạng lạm phát khiến giá thực phẩm tăng cao đã gây ra những tác động trực tiếp đến nhóm đối tượng này, kéo theo đó là sự bất bình đẳng gia tăng trong xã hội nước này.

Các cuộc khảo sát thực tế cho thấy nhiều trường học buộc phải thực hiện cắt giảm khẩu phần ăn trong bối cảnh ngân sách của chương trình hỗ trợ được giữ nguyên trong suốt hai năm qua, bất chấp giá thực phẩm tăng vọt.

Đối tượng nằm trong chương trình hỗ trợ là khoảng 120 triệu trẻ em đang theo học tại hơn một triệu trường học, bao gồm cả khu vực công và bán công. Học sinh sẽ được hỗ trợ bữa ăn trưa tại trường cho đến năm lớp 8. Các giáo viên và quản lý trường học sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng bữa ăn được cung cấp.

Theo bà Dipa Sinha, chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, tình trạng bắt nguồn từ việc chương trình đã không có sự điều chỉnh ngân sách phù hợp, kịp thời trong bối cảnh lạm phát lương thực kéo dài.

“Mặc dù chính phủ cung cấp lương thực miễn phí cho những bữa ăn này, tuy nhiên điều đó không thể bù đắp cho việc các nguyên liệu dinh dưỡng quan trọng như rau, đậu, sữa và trứng bị cắt giảm”, bà Sinha chỉ rõ .

Đơn cử như cậu bé Ranjit Nayak (8 tuổi), sống tại làng Ghugudipada, bang Odisha. Gia đình năm người của Ranjit sống nhờ vào số tiền công ít ỏi khoảng 250 INR (tương đương 2,97 USD) mỗi ngày, cũng bởi vậy mà các bữa ăn của cậu bé cùng em trai 4 tuổi không có gì ngoài cơm trắng.

Hàng ngày, Ranjit sẽ có một bữa ăn tại trường học. Tuy nhiên, chị Arati Nayak (26 tuổi), mẹ của Ranjit, phàn nàn rằng các bữa ăn ở trường dạo gần đây có chất lượng ngày một tệ hơn, đôi khi chỉ có cháo loãng hầm với ít đậu lăng. Điều này khiến con trai chị không đủ dinh dưỡng và khó đảm bảo sức khỏe khi lên lớp học.

Ông Chhabi Nayak, Chủ tịch Ủy ban quản lý trường Ghugudipada, cho biết do tình trạng giá dầu ăn, rau và khoai tây tăng cao, việc cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho học sinh trở nên ngày một khó khăn hơn bao giờ hết. Trường đã chọn loại đậu lăng rẻ hơn và thay thế các loại rau dinh dưỡng bằng cà rốt để duy trì ngân sách.

Theo báo cáo của Ngân hàng trung ương Ấn Độ công bố vào tháng 8, trong vòng 4 năm từ 2020-2024, tỷ lệ lạm phát giá thực phẩm của nước này là 6,3%, tăng gấp đôi so với 4 năm trước đó. Trong năm 2024, lạm phát có giảm nhẹ trong tháng 7 và tháng 8, nhưng sau đó đã tăng trở lại trong tháng 9 vừa qua.

Mặc dù giá cả liên tục leo thang, ngân sách tối thiểu 5,45 INR cho mỗi học sinh tiểu học và 8,17 INR cho học sinh trung học cơ sở trong chương trình hỗ trợ vẫn giữ nguyên kể từ tháng 10/2022. Kế hoạch tăng phân bổ ngân sách cho năm học 2024-2025 cũng đã bị trì hoãn.

Một giáo viên tại huyện Sitapur, bang Uttar Pradesh cho biết trái cây đã không được chuẩn bị trong các bữa ăn của học sinh trong 6 tháng qua, trong khi đó rau xanh cũng đã được thay thế bằng bí đỏ. Sữa được cung cấp cho học sinh chỉ là “nước trắng loãng”, ý chỉ sữa bị pha với nước.

Chương trình của Ấn Độ đặt mục tiêu mỗi bữa ăn của học sinh tiểu học phải cung cấp đủ 450 calo và 12 gram protein, tỷ lệ này đối với học sinh trung học cơ sở là 700 calo và 20 gram protein.

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên và các nhà nghiên cứu, mặc dù có các cuộc kiểm toán định kỳ, nhưng hiện chưa có thông tin chính xác về mức độ dinh dưỡng đo lường và ghi nhận được hàng ngày tại các khu vực.

Theo báo cáo Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới (SOFI) năm 2024 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), tính đến năm 2022, 55% dân số Ấn Độ không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn lành mạnh.

Theo Reuters
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.