Làm thế nào để giảm bớt lượng muối trong khi ăn uống?

Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, giảm lượng gia vị mặn khi chế biến món ăn... là những cách để giảm bớt thói quen ăn mặn.
Làm thế nào để giảm bớt lượng muối trong khi ăn uống?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo mỗi người không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày (tức chỉ nên dùng dưới 1 muỗng cà phê muối/ngày). Nhưng thực tế tại Việt Nam, theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia mức tiêu thụ muối trung bình của người VN hiện nay đang ở mức 10-15g/ người/ ngày, gấp 2-3 lần so với khuyến nghị.

Theo Ths. BS Trần Thị Hồng Loan (Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp, Viện dinh dưỡng Nutifood) để giảm bớt tác hại của việc ăn mặn gây ra cho sức khỏe, chúng ta cần thực hành ăn giảm muối theo phương châm: “Cho bớt muối- Chấm nhẹ tay- Giảm ngay đồ mặn”.

Theo đó, BS Loan cho hay: "Cần giảm lượng muối, nước mắm, nước tương, bột nêm, bột ngọt khi nêm nếm thức ăn. Đối với người thường xuyên ăn mặn nên bỏ ngay hoặc giảm dần việc chấm muối (muối tiêu, muối ớt, muối tôm), hạn chế chan thêm nước chấm (nước tương, nước mắm…) hay nước sốt khi ăn. Không để thêm lọ muối, lọ nước mắm… trên bàn ăn đề phòng cảm giác “thèm ăn mặn” và tiện tay lấy dùng".

"Tập cho các bé thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ, cũng là một cách để giảm lượng muối ăn hàng ngày và bảo vệ sức khỏe", BS Loan cho biết thêm. Việc giảm ăn muối nên thực hiện từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác của bạn có thể làm quen và thích nghi dần với việc giảm vị mặn. 

Không chỉ thế, BS Loan cũng khuyên, các bà nội trợ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tươi thay vì các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt cá khô, mắm, tương, chao, giò chả, xúc xích, dăm bông, đồ hộp, dưa cà muối chua, mì ăn liền… Vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối hoặc chứa hàm lượng natri cao để có thể bảo quản được lâu. Nếu muốn tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn thì có thể lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng muối ít hơn bằng cách xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm.

Ngoài ra, mì chính là gia vị cho vị ngọt nhưng trong thành phần có chứa natri- tương tự thành phần chính của muối ăn. BS. CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp (Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam) cho biết: "Ta cần biết hàm lượng nitrat có trong các gia vị như sau: một muỗng canh cà phê muối có 4 g, một muỗng canh nước mắm thì có 1 g, một muỗng cà phê nước tương chứa 0,75 g muối nitrat, một muỗng cà phê hạt nêm có 0,25 g, trong khi một muỗng cà phê bột ngọt đã có tới 1,25 g muối. Có thể thấy lượng natri trong bột ngọt bằng 1/3 lượng natri trong muối". Do đó, theo BS Diệp, có rất nhiều người khi bị cao huyết áp, họ tin rằng do ăn nhiều muối nhưng không biết rằng trong đó có thể có sự xuất hiện của mì chính/bột ngọt.

Việc giảm ăn mặn sẽ giúp bạn chống lại nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và thậm chí là ung thư dạ dày.

Theo Pháp luật TP HCM
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.