Quần thể lịch sử của Cung điện Potala

[Ngày Nay] - Cung điện Potala được coi là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 7, tượng trưng cho Phật giáo Tây Tạng và cũng là thủ phủ của chính quyền Tây Tạng. Đây là một công trình biểu trưng cho quyền lực gắn liền với các đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương, đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.
Quần thể lịch sử của Cung điện Potala

Nằm trên đỉnh Núi Hồng ở độ cao 3.700m hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Theo truyền thuyết, trong ngọn núi này có một hang động vô cùng linh thiêng, và từng là nơi ở của một vị Bồ Tát Quán Âm (còn được gọi là ‘Chenrezi’ trong tiếng Tây Tạng), một vị Bồ tát là hiện thân của lòng từ bi của các chư Phật. Đức vua Songtsen Gampo đã từng sử dụng hang động này như một nơi nghỉ ngơi để tọa thiền. Vào thế kỷ thứ 7, năm 637, thời đức vua Songtsen Gampo còn đang tại vị, ngài đã cho xây dựng cung điện này.

Quần thể lịch sử của Cung điện Potala ảnh 1

Quần thể lịch sử của cung điện bao gồm: Khu phức hợp cung điện Trắng và Đỏ với các tòa nhà phụ trợ. Cũng được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, Tu viện Đền Jokhang là một quần thể tôn giáo Phật giáo đặc biệt. Norbulingka, cung điện mùa hè trước đây của Đạt Lai Lạt Ma, được xây dựng vào thế kỷ 18, là một kiệt tác của nghệ thuật Tây Tạng. Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ba địa điểm này, sự trang trí phong phú và hài hòa làm nổi bật lịch sử và tôn giáo của chúng.

Quần thể lịch sử của Cung điện Potala ảnh 2

Bao quanh cung điện Trắng (Bạch Cung), cung điện Đỏ (Hồng Cung) và các tòa nhà phụ trợ của Cung điện Potala là những bức tường lớn, cổng và tháp pháo được xây dựng bằng đất nung và đá. Cung điện Trắng chứa hội trường nghi lễ chính với ngai vàng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cung điện có 698 bức tranh tường, gần 10.000 bàn thờ các chư Phật, nhiều tác phẩm điêu khắc, thảm, tán, rèm cửa, đồ sứ, ngọc bích, và các đồ vật bằng vàng và bạc, cũng như một bộ sưu tập lớn các tài liệu lịch sử quan trọng. Ở phía tây và trên cao hơn, Cung điện Đỏ chứa các Kim tháp (mộ táng được làm bằng vàng) của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Xa hơn về phía tây là tu viện tư nhân của Đạt Lai Lạt Ma, Namgyel Dratshang.

Quần thể lịch sử của Cung điện Potala ảnh 3

Tu viện chùa Jokhang được thành lập vào thế kỷ thứ 7, nhằm thúc đẩy tôn giáo Phật giáo. Với diện tích 2,5 ha ở trung tâm của khu phố cổ Lhasa, tu viện bao gồm một cổng vào, sân trong và hội trường Phật giáo được bao quanh bởi chỗ ở cho các nhà sư và nhà kho ở cả bốn phía. Các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ và đá theo phong cách Phật giáo Tây Tạng, với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Nơi đây lưu trữ hơn 3.000 hình ảnh của Đức Phật,các vị thần và các nhân vật lịch sử cùng với nhiều kho báu và bản thảo khác. Những bức tranh tường mô tả cảnh tôn giáo và lịch sử bao phủ khắp các bức tường.

Quần thể lịch sử của Cung điện Potala ảnh 4

Norbulingka, cung điện mùa hè trước đây của Đạt Lai Lạt Ma được xây dựng vào thế kỷ 18, nằm trên bờ sông Lhasa cách Cung điện Potala khoảng 2km về phía tây trong một cảnh quan xanh mát. Nó bao gồm một khu vườn rộng lớn với bốn khu phức hợp cung điện và một tu viện cùng các tòa nhà hội trường, các gian nhà hài hòa với bố cục khu vườn để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt trên một diện tích 36 ha.

Quần thể lịch sử của Cung điện Potala ảnh 5

Năm 1994, Quần thể lịch sử cung điện Potala đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.