Lễ hội đền Tranh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lễ hội đền Tranh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia với mong muốn làm giàu thêm những di sản văn hóa đã tồn tại hàng ngàn năm, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao chứng nhận ghi danh lễ hội Đền Tranh là Di sản phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Tiến Vĩnh/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao chứng nhận ghi danh lễ hội Đền Tranh là Di sản phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Tiến Vĩnh/TTXVN)

Sáng 1/3, tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống đền Tranh, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang và công nhận Lễ hội đền Tranh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đền thờ quan lớn Tuần Tranh tọa lạc tại xã Đồng Tâm huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dươngcó lịch sử lâu đời, đền đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2009. Hiện nay, đền Tranh còn bảo lưu được nhiều trầm tích văn hóa với rất các sự lệ trong năm và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Quan lớn Tuần Tranh là hàng quan lớn trong hệ tứ phủ thuộc tín ngưỡng Đạo Mẫu. Các sự lệ và lễ hội trong năm tại đền Tranh thể hiện ước vọng và năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa phương.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong đó có di sản văn hóa tại đền Tranh đã làm sống lại những giá trị văn hóa nghệ thuật của một vùng quê văn hiến có bề dày lịch sử lâu đời, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hằng năm, tại đền Tranh có hai kỳ lễ hội chính vào tháng Hai và tháng Tám âm lịch. Lễ hội tháng Hai âm lịch là lễ hội chính diễn ra từ ngày 10-20/2 âm lịch, ngày 14/2 là chính hội.

Lễ hội thứ hai vào ngày 22/8 âm lịch cũng là kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Trần Hưng Đạo, người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ thứ XIII.

Đặc sắc nhất của lễ hội là lễ rước nước, đội hình rước nước khởi hành từ sân đền Tranh theo thứ tự đi đầu là đội múa tứ linh, đội cờ thần, đội chiêng, trống, đội hình chấp kích, bát bửu, kiệu bát cống rước bài vị Quan lớn Tuần Tranh, kiệu long đình (rước chóe nước) đội tế nam, đoàn đại biểu các cấp, lực lượng tham gia các trò chơi dân giang và cuối cùng là nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội.

Đoàn rước từ sân đền Tranh đi qua Nghi Môn, qua nhiều tuyến phố của thị trấn Ninh Giang đến ngã ba sông Luộc lấy nước sau đó trở về đền.

Ngoài hoạt động rước nước, Lễ hội đền Tranh còn có nhiều hoạt động khác như dâng hương, hát văn, hầu thánh được tổ chức linh đình. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như các trò chơi kéo co, cờ tướng, trò chơi đập niêu đất, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt lợn, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, chọi gà, bóng bàn, bóng truyền, pháo đất...

Dịp này, Lễ hội đền Tranh xã Đồng Tâm huyện Ninh Giang vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia với mong muốn tiếp tục bảo vệ, phát huy và làm giàu thêm những di sản văn hóa đã tồn tại hàng ngàn năm trên mảnh đất này, được bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.