Lễ hội Làm chay - hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử đậm chất nhân văn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 24/2, Lễ hội Làm chay được khai mạc tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành (Long An), thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự.
Lễ hội Làm chay - hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử đậm chất nhân văn

Từ 14 đến 16 tháng Giêng hằng năm, người dân thị trấn Tầm Vu cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh Long An lại náo nức đón “cái Tết thứ 2” - Lễ hội Làm chay. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân huyện Châu Thành hơn 100 năm nay. Cứ gần đến ngày này, người dân lại nhắc nhau “Dù ai buôn bán bộn bề/Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”.

Đình Tân Xuân thờ Thần Thành Hoàng cùng các thủ lĩnh nghĩa quân trong phong trào vũ trang kháng thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, nổi bật là 2 nhà yêu nước Đỗ Tường Phong và Đỗ Tường Tự. Khi giặc Pháp chiếm Tầm Vu, các cuộc khởi nghĩa liên tục nổi lên nhưng đều bị đàn áp dã man, nhiều nghĩa sĩ ngã xuống, trong đó có 2 nhà yêu nước Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong.

Với lòng tiếc thương 2 nhà yêu nước nói riêng cũng như các nghĩa sĩ trận vong nói chung, nhân dân Tầm Vu tổ chức lễ cúng với hình thức trai đàn, cầu an cho bá tánh. Về sau, người dân gọi chệch “làm trai đàn” thành làm chay.

Lễ hội Làm chay mang đậm nét văn hóa cộng đồng và tổng hòa các yếu tố tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng dân gian. Lễ hội thể hiện quyết tâm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của Đảng bộ, nhân dân Châu Thành, đồng thời khơi dậy niềm tự hào, tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng trong mỗi người dân trong thời đại mới.Đối với người dân Châu Thành, Lễ hội Làm chay là sự kiện quan trọng. Mục đích chính của lễ hội là nhằm khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân thái bình, an tâm lao động sản xuất, đạt vụ mùa bội thu. Nhiều người tin tưởng, khi Lễ hội Làm chay được tổ chức thành công thì trong năm, người dân sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc. Lễ hội vì thế trở thành sự kiện được chờ đợi, vừa là niềm tự hào về truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của quê hương Châu Thành.

Lễ hội Làm chay Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 23 - 25/2 (ngày 14 đến 16 tháng Giêng) với nhiều hoạt động như nghi lễ cúng tế truyền thống, tổ chức trò chơi dân gian, múa lân, hát bội, thi gói bánh tét... Hoạt động xô giàn, đốt Ông Tiêu vào lúc 24 giờ ngày 16 tháng Giêng là chương trình được chờ đợi nhất trong lễ hội, nhằm cầu mong những điều may mắn, thuận lợi trong năm mới.

Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Văn Khải cho biết, Lễ hội Làm chay là sự giao thoa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc tiền nhân có công mở cõi và khai cơ, lập nghiệp, các Anh hùng liệt sĩ qua các thời kỳ. Lễ hội hội tụ những giá trị nhân văn vô cùng quý giá, mang đậm giá trị văn hoá lịch sử, cần được phát huy khai thác thật tốt để phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân và du khách.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.