Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - UBND quận Ngũ Hành Sơn vừa tổ chức lễ đón nhận Quyết định công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Sáng nay (25/3), UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I và Quyết định công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.

Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo Nghị quyết số 07 ngày 23/01/1997 của Chính phủ trên cơ sở diện tích của 3 phường: Bắc Mỹ An, Hoà Hải và Hoà Quý. Đến năm 2005, sau khi tiếp tục chia tách quận Ngũ Hành Sơn có tất cả 4 phương loại I. Với đặc điểm thuận lợi về đất đai, thời tiết, quận Ngũ Hành Sơn có một vài trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, nhất là về thương mại, dịch vụ và du lịch.

Qua 24 năm xây dựng và phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần người dân được nâng cao. Ngày 12/3/2021, quận Ngũ Hành Sơn chính thức được Bộ Nội vụ điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính từ loại II lên loại I.

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ảnh 1
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. - Ảnh: VOV

Dịp này, UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng đón nhận Quyết định công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (hay còn gọi là Lễ hội Quán Âm 19/2) là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng địa phương.

Từ năm 1991, Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức quy mô, diễn ra trong ba ngày 17,18 và 19 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Được các Chư Tôn Giáo phẩm Tỉnh hội, Thành hội và chùa Quán Thế Âm chủ trì tổ chức, đây là dịp để đạo hữu nói riêng, nhân dân và du khách nói chung cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn như lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan thế âm và dân tộc, lễ rước tượng Quan Âm. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế Xuân để cầu quốc thái dân an. Riêng phần hội, được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú: hội hóa trang, hát tuồng, thi các môn: thi pháp, tranh thủy mặc, thả hoa đăng trên sông Cổ Cò, đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước…

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được công nhận và xếp vào Danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia. Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến mùa Xuân, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức quy mô, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người, gồm cộng đồng Phật tử theo đạo Phật, cộng đồng nhân dân địa phương, cùng du khách trong và ngoài nước về đây tham dự, lễ bái, nguyện cầu.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.