Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh​

(Ngày Nay) - Tối 28/9, tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) diễn ra Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024).
Tiết mục hát về Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Tiết mục hát về Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, hằng năm vào các ngày 26, 27 và 28 tháng 8 Âm lịch, nhân dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành phố trong cả nước về thành phố Rạch Giá, nơi có Đình thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để chiêm bái. Năm 2023, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - thành phố Rạch Giá được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Với truyền thống, lịch sử, văn hóa của quê hương Kiên Giang, tự hào về di sản văn hóa được tôn vinh, cùng sự quan tâm của Trung ương, của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự đồng lòng, chung tay góp sức của nhân dân, giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Mộ và Đình Nguyễn Trung Trực sẽ tiếp tục được gìn giữ, vun đắp, lan tỏa, góp phần giới thiệu, quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp của Kiên Giang đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế", ông Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh​ ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung phát biểu khai mạc kỷ niệm 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024).

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh được tổ chức theo nghi thức truyền thống gồm: Lễ thắp hương Bia ghi dấu địa điểm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình năm 1868; lễ dâng hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực. Các nghi lễ thượng đại kỳ, tế đàn cả, hậu phối... được tổ chức tại Đình Nguyễn Trung Trực.

Phần hội được tổ chức với sân khấu không gian đờn ca tài tử Nam Bộ; triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 29 năm 2024; diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trưng bày ảnh nghệ thuật “Kiên Giang – Đất nước – Con người”; trưng bày, giới thiệu quảng bá du lịch, sản phẩm thương hiệu doanh nghiệp...

Theo ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Kiên Giang, Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh hàng năm thu hút khoảng 1 triệu lượt khách tham dự. Đặc điểm riêng có của Lễ hội là tính gắn kết cộng đồng thể hiện qua tinh thần tự giác, thiện nguyện của người dân tham gia. Hàng nghìn người đến phục vụ suốt thời gian Lễ hội như dọn dẹp vệ sinh, phục vụ thức ăn, nước uống...

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (còn gọi là Quản Chơn, Quản Lịch), sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông tập hợp những người yêu nước hoạt động kháng Pháp vùng Tây Nam Bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh​ ảnh 2

Tiết mục sân khấu hóa về tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và nhân dân Rạch Giá.

Tiêu biểu là trận chiến dùng hỏa công đốt cháy và nhấn chìm tiểu pháo hạm Hy vọng (L’Espérance) tại vàm Nhựt Tảo, huyện Bến Lức. Sau chiến công “Hỏa hồng Nhựt Tảo”, ông được triều đình Huế phong làm Thành thủ úy Hà Tiên. Chưa kịp về Hà Tiên nhậm chức thì Hà Tiên đã bị đánh chiếm, Nguyễn Trung Trực lui về Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) tổ chức lực lượng tiến công tiêu diệt toàn bộ lính Pháp trú tại đồn Kiên Giang, làm chủ tỉnh lỵ trong 10 ngày.

Quân Pháp đã dồn toàn lực nhằm tiêu diệt bằng được nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, để dập tắt tinh thần kháng chiến của nghĩa quân An Nam. Cuối cùng, quân Pháp đã bắt được ông, đem về Sài Gòn thẩm vấn, dùng chức tước, tiền tài khuyến dụ nhưng không thành công. Ngày 27/10/1868, quân Pháp đem Nguyễn Trung Trực về xử chém tại Rạch Giá, khi đó ông mới 30 tuổi.

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.