Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia

(Ngày Nay) - Bộ VHTT&DL vừa có quyết định công bố 23 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ ở Hà Giang.

Người Dao Đỏ sinh sống nhiều tại các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Mê... của tỉnh Hà Giang. Nhảy lửa là một nghi thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc và lâu đời của người Dao Đỏ tại đây.

Theo quan niệm của người Dao đỏ, lửa được coi như là một vị thần linh thiêng, lửa giúp mang lại cho đồng bào sự ấm áp. Nhảy lửa là một hoạt động, mang đậm bản sắc, thể hiện sức mạnh phi thường của con người muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Đây là nét sinh hoạt tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của dân tộc Dao Đỏ, chứa đựng những giá trị văn hóa mang nét hoang sơ của miền sơn cước.

Lễ hội thường được tổ chức trong 15 ngày đầu tháng Giêng, là dịp để người dân tạ ơn tổ tiên, cầu chúc cho mùa màng tươi tốt và cuộc sống no đủ. Lễ hội nhảy lửa thường được tổ chức trong đêm. Những năm gần đây, Lễ Nhảy lửa đầu năm mới được các địa phương có đồng bào Dao Đỏ tại Hà Giang bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời phát triển thành sản phẩm thế mạnh về du lịch.

Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia ảnh 1

Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ ở Hà Giang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cùng với Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ Hà Giang, trong đợt này Bộ VHTT&DL đưa thêm 22 di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia bao gồm:

1. Nghề làm muối ở Bạc Liêu (Xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình; xã Long Điền Đông, xã Điền Hải, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu)

2. Lễ hội Tranh đầu pháo (Thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng)

3. Hát ru của người Việt ở Cần Thơ (Thành phố Cần Thơ)

4. Nau M'Pring (Dân ca) của người M'Nông (Huyện Tuy Đức, huyện K'rông Nô, huyện Đắk Mil, huyện Đắk Rlấp, huyện Đắk Song, huyện Đắk G'long, huyện Cư Jut, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông)

5. Lễ Pang Phoóng (Tạ ơn) của người Kháng (Xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên)

6. Lễ hội Đền Quát (Xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)

7. Lễ hội Đền, Đình Sượt (Phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương)

8. Lễ hội Bơi trải Đền, Chùa Ngọ Dương (Xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng)

9. Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí (Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai)

10. Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao Đỏ (Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

11. Nghi lễ Naox Lungx (Cúng rừng) của người Mông (Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai)

12. Nghi lễ Mo thổ công bản (Cúng thổ công bản) của người Tày (Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai)

13. Lễ Cúng rừng của người Giáy (Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai)

14. Nghi lễ Then Khoăn (Cầu thọ) người Tày (Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai)

15. Nghề làm nón lá Sai Nga (Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ)

16. Lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt (Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)

17. Lễ hội Bà Thu Bồn (Xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên; xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam)

18. Lễ hội Bà Phường Chào (Xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)

19. Lễ hội Đua thuyền Tứ Linh (Xã An Hải, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

20. Nghề làm bánh Pía (Xã Phú Tâm, xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng)

21. Nghi lễ Mạng Ma (Cầu sức khỏe) của người Xinh Mun Dạ

22. Nghi lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 5 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.