Liên minh Mỹ, Nhật, Hàn gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hành động nhanh chóng để tận dụng mối quan hệ hợp tác mới chớm nở giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, trước khi tính đến chuyện tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Chù tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Liên minh Mỹ, Nhật, Hàn gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc

Ông Biden đã mời Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới khu nghỉ dưỡng dành cho tổng thống ở căn cứ Trại David vào thứ Sáu tuần này, với hy vọng củng cố quan hệ ba bên thành một liên minh vững chắc chống lại nguy cơ từ Triều Tiên và Trung Quốc.

Thể hiện sự đoàn kết không thể lay chuyển với hai đồng minh chủ chốt trong khu vực trước thềm hội nghị thượng đỉnh tiềm năng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào mùa thu này là một phần quan trọng trong chiến lược an ninh của ông Biden ở Đông Á.

Tổng thống Biden đã tăng cường những lời hoa mỹ để nhấn mạnh quan điểm này tại một cuộc họp báo chung sau hội nghị thượng đỉnh.

“Đây là một kỷ nguyên mới trong quan hệ đối tác giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ”, ông Biden nói, đồng thời cho biết thêm rằng “sự hợp tác quốc phòng ba bên” sẽ được nâng lên một “mức độ chưa từng có”.

Sau hội nghị, ba nhà lãnh đạo cam kết sẽ tổ chức một cuộc họp ba bên hàng năm trong tương lai. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cùng với quân đội Mỹ và Hàn Quốc, sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự ba bên thường xuyên.

Một tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh có đầy đủ các kế hoạch nhằm đảm bảo Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không lại bị chia rẽ vì những bất đồng trong quá khứ.

Theo chuyên gia Christopher Johnstone từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, trọng tâm của ông Biden là "thể chế hóa sự hợp tác, để khiến các nhà lãnh đạo tương lai khó đảo ngược hơn".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết có một mục tiêu bao trùm trong liên minh ba bên. “Trọng tâm của công việc mà ba quốc gia chúng toio đang làm cùng nhau là an ninh", ông Blinken chỉ ra.

Mireya Solis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách phía Đông tại Viện Brookings, cho biết: “Đối với Trung Quốc, điều này sẽ báo hiệu rằng hành vi cưỡng chế và xây dựng quân đội của Trung Quốc tạo ra động lực mạnh mẽ để ba nước tăng cường hợp tác an ninh”.

Mục tiêu của Mỹ là củng cố sự đoàn kết để Bắc Kinh không thể chia rẽ liên minh ba nước.

Thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Trại David được tính toán rất chi li.

Thứ nhất là căn cứ vào lịch trình chính trị trong khu vực. Vào tháng 1 tới, Đài Loan sẽ tổ chức bầu lãnh đạo mới, trong khi đó Hàn Quốc sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 4. Nhật Bản cũng sẽ chứng kiến cuộc chạy đua lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vào tháng 9. Chốt lại, số phận chính trị của ông Biden sẽ được quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Ông Biden đã bắt đầu đặt nền móng cho chính sách ngoại giao nhiệm kỳ thứ hai của mình trước khi có bất kỳ biến động nào trong tương lai.

Thứ hai, ông Biden muốn khẳng định vị thế của liên minh ba bên trước khi gặp ông Tập. Chính phủ Mỹ muốn dàn xếp một hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc vào tháng 11 bên lề hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở California. Vì vậy, một cuộc họp với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc phải diễn ra trước đó.

Mỹ đang tăng cường can dự vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trên nhiều mặt trận. Chính quyền Washington đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với tư cách là khách cấp nhà nước vào tháng trước và Thủ tướng Australia Anthony Albanese dự kiến sẽ thăm Mỹ vào tháng 10.

Giới chuyên gia nhận định việc “thể chế hóa” liên minh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc và phần còn lại của cộng đồng quốc tế.

Theo Nikkei Asia
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.