Linh hoạt, tạo thuận lợi cho người dân trong việc điều trị COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 17/1 đến 16 giờ ngày 18/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.838 ca mắc mới, trong đó 75 ca nhập cảnh; 16.763 ca ghi nhận trong nước (tăng 438 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 12.151 ca trong cộng đồng).
Linh hoạt, tạo thuận lợi cho người dân trong việc điều trị COVID-19

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (27 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (30 ca), Đà Nẵng (3 ca), Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Ninh (mỗi địa phương 2 ca), Long An, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng (mỗi địa phương 1 ca).

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.062.128 ca mắc; trong đó 1.756.154 bệnh nhân đã được chữa khỏi; 5.409 bệnh nhân nặng đang điều trị; 35.972 ca tử vong.

Tính đến ngày 17/1 đã có tổng số 170.124.008 liều vaccine được tiêm, trong đó tiêm mũi 1 là 78.645.919 liều, tiêm mũi 2 là 72.673.748 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 18.804.341 liều.

Linh hoạt trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đến ngày 16/1, Hà Nội có 2.015 trường hợp F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng. Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.137 bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức độ trung bình; 599 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 18,8% so với trung bình 7 ngày trước).

Trong số bệnh nhân nặng có 526 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính; 20 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC); 11 người thở máy không xâm lấn; 40 ca thở máy xâm lấn và 2 trường hợp phải lọc máu.

Hiện nay, các trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ cao, nguy cơ rất cao và một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt sẽ được đưa vào điều trị tại các bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 theo 4 yếu tố nguy cơ:

Nguy cơ thấp: Tuổi 50 - 64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ trên 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi, chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vaccine, không mang thai, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường SpO2 từ 97% trở lên. Những trường hợp này được điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện (tầng 1). Ngoài ra, tuổi trên 3 tháng và đến dưới hoặc bằng 49 tuổi, chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vaccine, không mang thai, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% điều trị tại nhà (tầng 1).

Nguy cơ trung bình: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 chưa phát hiện bệnh nền hoặc mắc bệnh nền ổn định; tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm vaccine; người mắc bệnh nền ổn định; có dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, khó thở… và SpO2 từ 97% trở lên điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thành phố.

Nguy cơ cao: Người mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi; SpO2 từ 90 - 96% điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2 hoặc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đối với bệnh nhân sản khoa cần can thiệp chuyên khoa.

Nguy cơ rất cao: Với trường hợp có tình trạng cấp cứu; SpO2 dưới 90% điều trị tại các bệnh viện tầng 3 như Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây và Bệnh viện Phụ sản đối với bệnh nhân sản khoa hoặc điều trị tại bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt. Cụ thể: Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là các bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Sơn Tây, Mê Linh; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn, Sơn Tây và bệnh viện Trung ương, bộ, ngành. Với người có bệnh tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Đức Giang, Tâm thần Hà Nội và bệnh viện Trung ương.

Ngày 18/1, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Ninh triển khai thành lập các cơ sở quản lý, thu dung, điều trị người mắc COVID-19 không triệu chứng tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án bố trí khu vực, nơi lưu trú tại cơ sở sản xuất kinh doanh, ký túc xá hoặc khu vực ngoài cơ sở sản xuất kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ,.... để triển khai cơ sở quản lý, thu dung, điều trị F0 không có triệu chứng đối với công nhân, người lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng thu dung được tối thiểu 10% toàn bộ người lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung đủ cán bộ làm công tác y tế theo quy định; khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tự tổ chức xét nghiệm, mua sắm các trang thiết bị y tế cần thiết để theo dõi sức khỏe người lao động như xe cứu thương, nhiệt kế, huyết áp, thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang,...; xây dựng phương án, phối hợp với các đơn vị đủ năng lực xử lý rác thải nguy hại theo quy định.

Ngoài ra, cơ sở sản xuất kinh doanh phối hợp với cơ quan y tế trên địa bàn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác y tế tại cơ sở như lấy mẫu làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2, chăm sóc, quản lý người mắc COVID-19 không triệu chứng; các biện pháp phòng, chống dịch,...

Khi doanh nghiệp có F0, phải phân loại F0 theo tiêu chí cụ thể như có hoặc không có triệu chứng, đang mang thai, có hoặc không có nhà riêng, thuê nhà trọ... để linh hoạt trong việc phân luồng quản lý, cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung hoặc đưa về nhà riêng, nhà trọ để theo dõi, chăm sóc. Trước khi đưa F0 đến khu thu dung, điều trị hoặc về nhà riêng, nhà trọ, doanh nghiệp gửi thông báo đến Trung tâm Y tế huyện, thành phố và trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn kèm theo danh sách F0 với các tiêu chí cụ thể trên.

Trường hợp người lao động bị F0 không triệu chứng có nhà riêng, nhà trọ đủ điều kiện tại Bắc Ninh có nguyện vọng về nhà điều trị thì trước khi về nơi lưu trú người lao động phải ký cam kết với doanh nghiệp và địa phương về tuân thủ các điều kiện phòng, chống dịch và điều trị theo quy định.

Từ sáng 17/1 đến sáng 18/1, Bắc Ninh ghi nhận 491 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 379 ca trong cộng đồng. Từ ngày 4/10/2021 đến ngày 18/1/2022, Bắc Ninh đã ghi nhận hơn 17.300 ca mắc COVID-19, trong đó ghi nhận tại các khu, cụm công nghiệp từ ngày 21/10/2021 đến nay là hơn 5.800 ca. Hiện có hơn 6.200 F0 đang được quản lý tại 26 cơ sở quản lý, thu dung, điều trị COVID-19 và tại nhà. Số lượng ca bệnh tăng nhanh, chủ yếu là người lao động làm việc tại các huyện, thành phố có khu công nghiệp lớn.

Tạo thuận lợi cho người dân

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngày 18/1, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 552 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, đây là số ca mắc cao kỷ lục từ trước tới nay ở tỉnh này; trong đó có 158 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng và 394 bệnh nhân đang được cách ly theo quy định.

Đáng lưu ý, trong ngày 18/1, tại thành phố Thanh Hóa ghi nhận tổng cộng 120 ca mắc mới trong cộng đồng và đang được cách ly. Tình hình dịch trên địa bàn toàn thành phố đang diễn biến phức tạp, đã xuất hiện nhiều ổ dịch lây lan nhanh trong cộng đồng, trong đó có một số ổ dịch đang diễn biến phức tạp tại khu công nghiệp và các trường học. Hiện 34/34 phường, xã trên địa bàn thành phố đều có ca dương tính.

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng cao, để giảm áp lực cho các cơ sở thu dung, điều trị tập trung, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa sẽ triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà trên toàn địa bàn. Trước đó, từ ngày 13/1, thành phố Thanh Hóa đã thí điểm cách ly và điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng tại nhà/nơi lưu trú cho người dân ở 2 phường Đông Vệ và Nam Ngạn. Việc điều trị F0 tại nhà được người dân đồng tình ủng hộ, góp phần giảm tải cho các cơ sở điều trị COVID-19, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, tạo tâm lý thoải mái cho người mắc COVID-19. Hiện các phường, xã đã chủ động lực lượng hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội với người nhiễm SARS-CoV-2 điều trị tại nhà; đồng thời việc triển khai điều trị F0 tại nhà diện rộng, cũng như việc đánh giá được thực hiện theo đúng Quyết định 4689 của Bộ Y tế. Từ ngày 27/4/2021 đến chiều 18/1/2022, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 13.662 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 10.192 người được điều trị khỏi, 18 người tử vong.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam cho biết, về cơ bản tỉnh đã hoàn toàn thích ứng với trạng thái “bình thường mới” khi vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa khôi phục phát triển kinh tế - xã hội.

Đến ngày 18/1, tỉnh ghi nhận trên 3.500 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có hơn 500 ca đang điều trị. Tỉnh vẫn đang kiểm soát tốt dịch COVID-19. Những ngày gần đây số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm, trung bình khoảng 40-50 ca/ngày. Tỉnh đã nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sau khi rà soát quy định của Chính phủ và các bộ ngành; căn cứ vào thực tiễn diễn biến dịch bệnh của địa phương bao gồm yếu tố dịch tễ, năng lực phòng, chống dịch, nhất là hệ thống y tế, nhận thức và tâm lý của người dân về dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19.

Từ những ngày đầu năm 2022 đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng bám sát quy định của Bộ Y tế và Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, nhất vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Điển hình là quy định về cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe người trở về Quảng Trị từ địa phương có cấp độ dịch khác nhau.

Hiện nay, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, trở về Quảng Trị từ địa phương có các cấp độ dịch: Cấp 2 – màu vàng (nguy cơ trung bình) tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày, không bắt buộc xét nghiệm SARS-CoV-2; cấp 3 – màu cam (nguy cơ cao) và cấp 4 – màu đỏ (nguy cơ rất cao) tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR một lần vào ngày đầu tiên. Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine trở về từ địa phương có các cấp độ dịch: 2, 3 và 4 cũng chỉ cách ly tại nhà và xét nghiệm SARS-CoV-2 tùy theo cấp độ dịch. Tất cả người trở về Quảng Trị từ địa phương có cấp độ dịch cấp 1 – màu xanh (bình thường mới) chỉ khai báo y tế, không giới hạn đi lại. Tỉnh cũng đã triển khai điều trị người mắc COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?