Lộ diện đường dây lừa đảo phân lô bán đất và làm sổ đỏ giả - Bài 1: Tiền trao... cháo không múc!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gần đây, nhiều đường dây làm sổ đỏ giả đã bị phát giác. Hình thức của chiêu trò lừa đảo này là nhắm vào nhu cầu mua đất, cất nhà nhưng không có nhiều tiền và lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng cũng như kẽ hở của pháp luật, nhiều khách hàng bị lừa mua đất để rồi đứng trước nguy cơ mất "cả chì lẫn chài". Vừa qua, phóng viên Ngày Nay đã thâm nhập, điều tra một đường dây làm sổ đỏ giả, lừa bán đất tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Từ đơn tố giác của khách hàng bị lừa, sau nhiều ngày thâm nhập điều tra, PV Ngày Nay đã phát hiện rất nhiều manh mối của chiêu trò cấp sổ đỏ giả tại Trảng Bom, Đồng Nai. Ảnh: Tiến Đạt.
Từ đơn tố giác của khách hàng bị lừa, sau nhiều ngày thâm nhập điều tra, PV Ngày Nay đã phát hiện rất nhiều manh mối của chiêu trò cấp sổ đỏ giả tại Trảng Bom, Đồng Nai. Ảnh: Tiến Đạt.

Với cách thức lừa đảo tương tự, nhiều đối tượng trong vai chủ đầu tư đã gom đất, sau đó tự "phân lô - bán nền" đất trồng cây dưới dạng sổ chung cho khách hàng. Điều đáng nói là, các đối tượng trên còn cấu kết nhau làm dư sổ đỏ nhằm bán cho 2-3 người một mảnh đất, hoặc làm ra hàng loạt sổ đỏ chung cho khách hàng, khiến người mua đất khóc dở mếu dở.

Bài 1: Tiền trao… cháo không múc!

Những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2020, văn phòng đại diện Ngày Nay tại TPHCM nhận được hàng loạt đơn tố cáo liên quan đến hành vi "phân lô bán nền" đất trồng cây lâu năm có sổ chung giả của công ty Đại Lộc Phát nhằm chiếm đoạt hàng tỷ đồng của khách hàng.

Hàng trăm triệu đồng trước nguy cơ mất trắng

Theo đơn tố cáo tội phạm của chị Đặng Thi K.E (37 tuổi, ngụ tại khu phố 5, phường An Bình, TP Biên Hoà) phản ánh, tháng 10/2019, qua lời giới thiệu của nhân viên kinh doanh bất động sản. Tôi có tới trụ sở công ty Đại Lộc Phát do ông Nguyễn Thành Luân là Tổng giám đốc, ông Nguyễn Hoàng Bảo Văn là giám đốc (tại đường Quốc Chí, xã Đông Hoà, huyện Trảng Bom để giao dịch mua một mảnh đất (sau này tôi được biết mảnh đất này thuộc thửa 25, tờ bản đồ số 14).

Sau khi được chào mời, tư vấn từ phía công ty, tôi đã đặt cọc 10 triệu đồng để mua đất. Một tháng sau, như đã hẹn trước tôi tới công ty Đại Lộc Phát để đóng tiếp 130 triệu đồng cho phía công ty.

Đến tháng 8/2020, nhân viên công ty Đại Lộc Phát đã gọi điện cho tôi thông báo đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dặn tôi khi đi nhớ mang theo tiền để hoàn tất giao dịch. Hôm đó, tôi đã đóng thêm 10 triệu đồng còn lại và được nhận một "bìa đất" mang tên Đặng Thị K.E, số CU 266683, thửa đất 113, tờ số 14, diện tích 1314,8m2. Và một bản trích lục và đo tách thửa theo bản đồ địa chính...

Tưởng mọi việc xong xuôi, bất ngờ ngày 21/11/2020 tôi nhận được thông báo từ chính nhân viên công ty Đại Lộc Phát cho biết, giấy chứng nhận đồng sở hữu mà tôi đang nắm giữ là giấy tờ giả. Tôi vội gọi cho ông Luân thì "thuê bao hiện...". Những ngày sau đó tôi tìm tới công ty Đại Lộc Phát ở xã Đông Hoà thì phát hiện ra hàng chục người mua đất như tôi tại công ty này cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Một trong những yếu tố khiến nhiều khách hàng sập bẫy của Đại Lộc Phát đó là "trong quá trình mua bán, làm hồ sơ, ký kết hợp đồng. Nguyễn Thành Luân và thuộc cấp đã đưa chúng tôi tới văn phòng luật sư tại địa chỉ 457A , quốc lộ 1A, xã Đông Hoà, huyện Trảng Bom để giao dịch, làm hợp đồng chuyển nhượng với sự chứng kiến của luật sư Lê Công Chinh. Vì tin tưởng vào việc ký kết giao dịch có mặt luật sư nên tôi "xuống tay" nộp đủ 200 triệu đồng cho công ty Đại Lộc Phát. Thế nhưng, đến tháng 11/2020 tôi như "ngồi trên đống lửa" khi hay tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi (Nguyễn Sĩ Luân) cùng chung 7 người khác , số hiệu CU 266690, thuộc thửa đất 120, tờ bản đồ số 14 mà tôi vừa nhận được vào tháng 10/2020 là sổ giả.

Lộ diện đường dây lừa đảo phân lô bán đất và làm sổ đỏ giả - Bài 1: Tiền trao... cháo không múc! ảnh 1

Nhiều thửa đất trồng cây ở huyện Trảng Bom đã tự "phân lô, nền" bán cho khách dưới dạng đồng sở hữu. Ảnh: Tiến Đạt.

Vỡ trận vì lừa đảo quá nhiều!

Sau nhiều tháng đặt cọc mà mãi không thấy công ty Đại Lộc Phát hoàn tất thủ tục mua bán đất, ngày 13 tháng 11 năm 2020, hai khách hàng Nguyễn Thị Phước và Nguyễn Thị Thúy Hằng tới gặp bà Đ.T. L (nguyên là nhân viên công ty Đại Lộc Phát từng giới thiệu cho khách 2 lô đất thuộc thửa đất trên và đã nghỉ từ giữa năm 2020) để nộp tiền và lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc tờ bản đồ số 11, thửa 537 địa chỉ tại, Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai.

Khi nhận được thông báo của khách hàng, bà L đã Liên lạc với ông Nguyễn Thành Luân (giám đốc công ty Đại Lộc Phát) nhưng không được, nên sau đó bà L đã liên lạc với ông Trần Hoàng Tuấn (trưởng phòng kinh doanh của Công ty). Tại thời điểm đó, ông Trần Hoàng Tuấn trả lời bà L là không biết là ông Nguyễn Thành Luân ở đâu. Tuy nhiên, khoảng 13 giờ 30 phút, khi bà L tới công ty Đại Lộc Phát gặp khách hàng thì thấy ông Trần Hoàng Tuấn và một người tên Yến (tự xưng là chủ đầu tư) đến giao sổ cho khách hàng và nhận 50.000.000 từ bà Hằng, bà Phước giao cho. Sau đó, bà Hằng và bà Phước nhận 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bà Yến.

Tuy nhiên, do linh cảm có gì đó bất thuờng với khách hàng cũ của mình (do ông Luân đột ngột vắng mặt, cũng như cho nhân viên công ty Đại Lộc Phát nghỉ việc và có xã hội đen săn lùng, đòi nợ..) nên bà L đã đề nghị ông Văn (phó giám đốc công ty) rà soát lại sổ sách, giấy tờ để giải quyết cho khách hàng.

Từ sự tình cờ đó, mọi người mới phát hiện ra hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên khách hàng Nguyễn Thị Phước và Nguyễn Thị Thúy Hằng bản chính đang do bà Nguyễn Thị Xê lưu giữ. Còn hai sổ chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Tuấn và bà Yến đưa cho bà Hằng, bà Phước vào ngày 13/11/2020 thì không biết từ đâu ra.

Thấy có nhiều dấu hiệu bất thường mọi người đã liên hệ ông Nguyễn Thành Luân và bà Trần Thị Thu Thắm thậm chí tìm tới nơi ở của vợ ông Nguyễn Thành Luân và bà Trần Thị Thu Thắm nhưng cả hai đã đi đâu từ trước. Mọi người lại gọi và nhắn tin bằng điện thoại nhưng không ai trả lời. Do nghi ngờ mấy chục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng Sở hữu của các thửa đất nêu trên nghi ngờ là sổ giả. Nên mọi người đã họp và thống nhất trình báo cơ quan công an và các cấp có thẩm quyền để giải quyết, về việc ký ra sổ sổ Đồng sở hữu và ký chuyển có các cá nhân nêu trên.

Lộ diện đường dây lừa đảo phân lô bán đất và làm sổ đỏ giả - Bài 1: Tiền trao... cháo không múc! ảnh 2

Sổ đồng sở hữu giả mà khách mua đất nhận được. Ảnh: Tiến Đạt.

Điều dư luận thắc mắc là tại sao khách hàng, nhân viên công ty không liên lạc được với ông Nguyễn Thành Luân từ trước ngày 13/11/2020 nhưng bà Yến và ông Tuấn lại có chứng nhận quyền sử dụng đất để giao cho bà Phước và bà Hằng và nhận tiền? Vậy Tuấn và Yến có còn giữ liên lạc được với Luân hay không? Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay thì bà Yến có biệt danh là Yến móm, là một người có quan hệ khá phức tạp với Nguyễn Thành Luân.

Bài 2 : “Cú lừa từ đồng sở hữu".

Chỉ với chiêu trò “phân lô, bán nền” có sổ… nhóm lừa đảo này đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ những khách hàng nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết...

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.