Lộ diện thủ lĩnh mới của nhóm phiến quân IS

[Ngày Nay] - Các chiến dịch đột kích bí mật mà Mỹ thực hiện trong hôm thứ Bảy và Chủ nhật tuần qua đã tiêu diệt thủ lĩnh của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi cùng phát ngôn viên của hắn là Abu al-Hassan al-Muhajir ở Syria. Tuy nhiên IS đã chỉ định một người kế vị từ lâu.
Abdullah Qardash (phải) được cho là đã thay thế vị trí thủ lĩnh IS của Abu Bakr al-Baghdadi (Nguồn: The Sun).
Abdullah Qardash (phải) được cho là đã thay thế vị trí thủ lĩnh IS của Abu Bakr al-Baghdadi (Nguồn: The Sun).

Abdullah Qardash - đôi lúc viết là Karshesh và còn có tên khác là Hajji Abdullah al-Afari - là nhân vật được chính al-Baghdadi chỉ định hồi tháng 8 năm nay để điều hành “các vấn đề Hồi giáo” của IS, theo như thông báo chính thức mà tổ chức đăng tải trên tạp chí riêng Amaq. Tuy nhiên, kẻ này chưa từng chính thức được tổ chức thừa nhận là thủ lĩnh.

Dù ít ai biết đến vị cựu quan chức quân đội Iraq từng làm việc dưới thời Saddam Hussein này, nhưng một quan chức tình báo khu vực Trung Đông mới đây nói với Newsweek rằng, Qardash có thể đã thay thế vị trí của al-Baghdadi được một khoảng thời gian - dù cho vị trí này không còn có vai trò lớn như khi IS còn đang hùng mạnh.

Al-Baghdadi - kẻ đã chết do kích hoạt áo vest gắn thuốc nổ khi đội đặc nhiệm Delta của Mỹ ập vào - đã xây dựng nhà nước kiểu Caliphate sau khi tách khỏi al-Qaeda ở Iraq, tuy nhiên vị quan chức tình báo giấu tên nói rằng vai trò thủ lĩnh của al-Baghdadi, một cựu giáo sỹ Hồi giáo, thực chất chỉ mang tính biểu tượng.

“Al-Baghdadi chỉ là một thủ lĩnh không có thực quyền. Hắn ta không tham gia vào các chiến dịch hay hoạt động thường nhật của tổ chức” - vị quan chức giấu tên cho hay - “Tất cả những gì kẻ này làm là nói có hoặc không - không có kế hoạch gì cả”.

Hiện nay, các thông tin chi tiết về vụ đột kích của Mỹ nhằm vào khu tư dinh của al-Baghdadi ở làng Barisha, Syria vẫn đang dần hé mở. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao thủ lĩnh của IS lại lẩn trốn sâu bên trong vùng lãnh thổ của nhóm phiến quân đối thủ là Hayat Tahrir al-Sham. Người cầm đầu Hayat Tahrir al-Sham là Abu Mohammed al-Jolani, một cựu đồng minh của al-Baghdadi, và là người từng tạo dựng chi nhánh của al-Qaeda ở Syria lấy tên là Nusra Front. 2 thủ lĩnh phiến quân này từng lợi dụng tình trạng bất ổn mà cuộc chiến do Mỹ phát động ở Iraq vào năm 2003 để lại, nhằm thiết lập một mạng lưới phiến quân đáng gờm. Khi đạo quân của al-Baghdadi đổ tới Syria, Jolani đã từ chối lời mời gia nhập. Đó là thời điểm nội chiến bùng nổ ở Syria vào năm 2011, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn các phe phái nổi dậy, phiến quân hòng lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Lộ diện thủ lĩnh mới của nhóm phiến quân IS ảnh 1

IS vẫn tiếp tục hoạt động dù thủ lĩnh của tổ chức này có bị tiêu diệt. Ảnh cắt từ video của IS.

Khi IS đánh chiếm được vùng lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ Iraq sang Syria, Mỹ đã tập hợp một lực lượng liên quân vào năm 2014 để dội bom vào chúng trên lãnh thổ cả hai nước. Iran sau đó cũng triển khai lực lượng của mình, phối hợp với các nhóm vũ trang đồng minh trong khu vực để hỗ trợ chính phủ Iraq chống lại đà tiến của IS.

Đến năm 2015, Nga gia nhập cuộc chiến ở Syria và Mỹ bắt đầu quay sang hậu thuẫn một bên thứ ba, đó là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu. Cả chính phủ Syria và SDF đều thực hiện các chiến dịch riêng rẽ để đánh bại IS, nhưng al-Baghdadi lúc bấy giờ vẫn duy trì được thế lực của mình.

Dù cho Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới chính thức xác nhận về cái chết của al-Baghdadi, nhưng rất nhiều quan chức ở cả trong và ngoài nước Mỹ lại đưa ra nhiều thông tin mâu thuẫn về số phận của kẻ này, về nơi trú ẩn của hắn trong những năm gần đây. Họ từng cho rằng al-Baghdadi từ lâu đã mất đi vai trò dẫn dắt IS do hứng nhiều vết thương chí mạng trong một vụ không kích.

Khi al-Baghdadi xuất hiện trong một đoạn video công bố vào tháng 4 năm nay, lần đầu tiên kể khi đưa ra bài phát biểu về nhà nước Caliphate tại nhà thờ Hồi giáo al-Nuri ở Mosul (Iraq), kẻ này dường như không chịu thương tổn nào. Và dù al-Baghdadi có chết thì tổ chức IS vẫn đủ khả năng để chỉ đạo và kêu gọi những người ủng hộ chúng trên khắp thế giới thực hiện các vụ khủng bố kinh hoàng.

“Rồi chúng sẽ lại tấn công Syria, gây hỗn loạn ở Iraq, châu Âu và cả nước Mỹ” - vị quan chức tình báo giấu tên cho hay - “Chúng ta đã đánh động một gã khổng lồ đã ngủ, nó sẽ thức giấc và gây ra tình trạng hỗn loạn khó lường, gieo rắc sự sợ hãi cho thường dân ở phương Tây”.

Tuy nhiên, một cựu quan chức tình báo Mỹ nhận định rằng, cái chết của al-Baghdadi đủ khả năng gây thiệt hại tới khả năng hoạt động của IS. “Nếu hắn ký thông qua các chiến dịch hay chiến lược của tổ chức nhờ gửi thư hay người báo tin thì việc này có tầm ảnh hưởng nhất định. Thủ lĩnh luôn là vị trí quan trọng. Chúng ta theo đuổi các mục tiêu thủ lĩnh là bởi chúng có quyền quyết định” - Newsweek dẫn lời vị quan chức cho hay.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.