Lượng khách Campuchia tới Việt Nam tăng trưởng mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Báo Khmer Times đưa tin công dân Campuchia hiện là phân khúc tăng trưởng lớn nhất của thị trường du lịch Việt Nam.
Lượng khách Campuchia tới Việt Nam tăng trưởng mạnh

Với mức tăng 338% trong nửa đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận khách du lịch Campuchia có mức tăng trưởng lớn nhất trong số lượng du khách toàn cầu trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. Xếp sau du khách Campuchia là khách du lịch Ấn Độ với mức tăng 236% trong nửa đầu năm nay. Lào đứng thứ 3 (117%), tiếp theo là Thái Lan (108%) và Singapore (107%).

Thành phố biển Đà Nẵng ở miền Trung, phố cổ Hội An, Đà Lạt - thành phố ngàn hoa của Tây Nguyên, Nha Trang, Vũng Tàu và “thiên đường đảo ngọc” Phú Quốc là những điểm đến yêu thích hàng đầu tại Việt Nam trong lòng du khách Campuchia. Nhiều người Campuchia cũng thường xuyên sang Việt Nam với mục đích khám, chữa bệnh.

Theo Khmer Times, một quản lý phụ trách bộ phận outbound (tour nước ngoài theo nhóm cho khách trong nước) của một công ty du lịch hàng đầu tại Phnom Penh cho biết Việt Nam luôn là điểm đến số một đối với người dân Campuchia. Người này cho biết du lịch nước ngoài đã giảm xuống mức thấp trong thời kỳ đại dịch và hiện đang phục hồi.

Ngày càng nhiều người Campuchia tiếp tục khám phá thế giới, trong khi Campuchia sẽ tiếp đón khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến đây với tiêu chuẩn hiếu khách cao nhất.

Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia, nước này đã đón khoảng 2,57 triệu lượt du khách quốc tế trong nửa đầu năm 2023, tăng vọt 409% so với mức 506.762 lượt du khách cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia nêu rõ có khoảng 910.000 lượt du khách nước ngoài đến Campuchia bằng đường hàng không, tăng 279%; 1,63 triệu lượt khách du lịch đến qua đường bộ, tăng 526%; và 30.000 lượt du khách đến bằng đường thủy, tăng 586%. Báo cáo cũng cho biết thêm Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 10.635 chuyến bay quốc tế trong 6 tháng đầu năm nay.

Theo báo cáo, Thái Lan đứng đầu bảng xếp hạng về lượng khách quốc tế đến Campuchia trong khoảng thời gian từ tháng 1-6 năm nay, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Mỹ. Bộ Du lịch cho biết Campuchia có thể đón tới 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2023, dự kiến tăng 120% từ mức 2,27 triệu lượt du khách trong năm ngoái.

Du lịch là một trong 4 trụ cột hỗ trợ nền kinh tế Campuchia, bên cạnh xuất khẩu hàng may mặc, nông nghiệp, xây dựng và bất động sản. Campuchia nổi tiếng với 3 di sản thế giới, đó là Công viên khảo cổ Angkor ở tỉnh Siem Reap, Đền Preah Vihear ở tỉnh Preah Vihear và Khu khảo cổ Sambor Prei Kuk ở tỉnh Kampong Thom.

Bên cạnh đó, Campuchia có đường bờ biển nguyên sơ dài 450 km trải dài qua 4 tỉnh phía Tây Nam là Preah Sihanouk, Kampot, Kep và Koh Kong, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng.

Với nền móng hơn 56 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam-Campuchia, cùng điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, giao thông, chính sách miễn thị thực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia vẫn là điểm đến quen thuộc và yêu thích của khách du lịch Việt Nam trong những năm qua. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang xúc tiến nhiều chương trình đưa du khách Việt Nam đến với Campuchia.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.