Lý do chính của sự sụp đổ các đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Về bản chất, cuộc chiến thương mại không phải là về các thặng dư thương mại. Đó là một nỗ lực của Hoa Kỳ để thay đổi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành các hoạt động kinh tế của quốc gia ở trong và ngoài nước”. giáo sư Shi Yinhong. 
Theo giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong, Hoa Kỳ muốn có những thay đổi rất lớn đối với luật pháp Trung Quốc. Ảnh:Alamy
Theo giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong, Hoa Kỳ muốn có những thay đổi rất lớn đối với luật pháp Trung Quốc. Ảnh:Alamy

Theo một cố vấn của chính phủ Trung Quốc, Shi Yinhong, Hoa Kỳ đã bị cáo buộc yêu cầu quá nhiều, thậm chí cả hàng trăm thay đối với luật pháp Trung Quốc để bảo vệ sở quyền hữu trí tuệ, và đây là yếu tố chính dẫn tới sự sụp đổ của các cuộc đàm phán thương mại.

Shi Yinhong là một học giả quan hệ quốc tế nổi tiếng từ Đại học Renmin, cho biết khoảng cách giữa hai bên ngày càng lớn khi Washington yêu cầu một cơ chế phải được thực thi mạnh mẽ ngay lập tức trong khi Bắc Kinh muốn có nhiều thời gian hơn.

Ông nói rằng Trung Quốc chỉ có thể đồng ý với một cơ chế thực thi tương đối mềm mỏng mà không cần xem xét quá nhiều và không nên có hình phạt tự động vì vi phạm thỏa thuận.

Ông nói tiếp: “Từ đầu tháng 5, Trung Quốc bắt đầu nghĩ rằng không có thỏa thuận nào có thể tốt hơn là có một thỏa thuận không tốt”

Đầu năm nay, cả hai bên đã hy vọng đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt các hàng rào thuế quan. Như South China Morning Post đưa tin tuần trước, phía Trung Quốc đã chuẩn bị ký một bản thỏa thuận vào tháng 2, nhưng đã bị bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột nhiên yêu cầu thêm những chính sách ràng buộc hơn với luật pháp Trung Quốc.

Shi nói rằng khoảng cách giữa hai bên về các khía cạnh kỹ thuật của thỏa thuận bị nới rộng với việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải giải quyết một danh sách hàng trăm vụ vi phạm sở hữu trí tuệ.

“Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc thay đổi một số luật lệ. Một hoặc hai thì điều đó có thể, nhưng hằng trăm luật lệ sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn và Bắc Kinh không thể tạo ra nhiều thay đổi như vậy”, anh nói.

Đồng thời, Hoa Kì cũng tiếp tục muốn áp dụng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc để giữ áp lực đối với Bắc Kinh.

“Về bản chất, cuộc chiến thương mại không phải là về các thặng dư thương mại. Đó là một nỗ lực của Hoa Kỳ để thay đổi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành các hoạt động kinh tế của quốc gia ở trong và ngoài nước”, ông Shi nói.

Cuộc chiến thương mại leo thang gần đây khi Trump tăng thuế đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% lên 25%. Đồng thời yêu cầu Bắc Kinh phải chấp nhận các cam kết mà trước đây đã đưa ra.

Vào Chủ nhật, Bắc Kinh đã phản ứng lại rằng Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm cho các cuộc đàm phán bị đình trệ vì họ đã đưa ra các yêu cầu đe dọa đến chủ quyền của Trung Quốc.

Về phía mình, Hoa Kỳ nói rằng các cam kết chi tiết và có thể thi hành được từ phía Trung Quốc sẽ không làm suy yếu chủ quyền của quốc gia này.

Kể từ đó, Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc đã thoát thuế trước đó, nếu Tập Cận Bình không đi đến hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào cuối tháng này.

Lý do chính của sự sụp đổ các đàm phán thương mại Mỹ - Trung ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa tăng thuế quan hơn nữa nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka. Ảnh: Kyodo

Trump đã nói ông dự kiến sẽ gặp Xi ở đó, mặc dù Trung Quốc vẫn chưa xác nhận điều này.

Hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Geng Shuang đã không xác nhận liệu hai nhà lãnh đạo có gặp nhau hay không, chỉ nói rằng thông tin sẽ được tiết lộ khi cần thiết.

Ông nói, “Trung Quốc không muốn chiến đấu với một cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi không sợ phải chiến đấu với một cuộc chiến thương mại, và Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đàm phán dựa trên các nguyên tắc bình đẳng.”

“Nếu bạn chỉ muốn leo thang cuộc thương chiến, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả và chiến đấu đến cùng”.

Theo Dân Trí
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.