Lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những bài toán khó về bất động sản và tình trạng khủng hoảng năng lượng đã khiến nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,9% trong quý III/2021 - giảm tới 3% so với quý trước.
Một khu phức hợp nhà ở của công ty Evergrande ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: New York Times)
Một khu phức hợp nhà ở của công ty Evergrande ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: New York Times)

Lao dốc

Các nhà máy liên tục bị cắt điện. Quá trình sản xuất ô tô bị trì trệ do thiếu chip máy tính. Các công ty bất động sản ngày càng mua ít vật liệu xây dựng hơn do gặp khó khăn. Lũ lụt đang làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Đó là những vấn đề mà Trung Quốc - nền kinh tế đóng vai trò thiết yếu cho sự tăng trưởng toàn cầu, đang gặp phải.

Số liệu vừa được công bố hôm nay (18/10) bởi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 4,9% trong quý III/2021, giảm rõ rệt so với mức tăng 7,9% trong quý II. Công nghiệp - ngành mũi nhọn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong tháng 9/2021. Đây là kết quả tồi tệ nhất của ngành công nghiệp Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát.

Tuy nhiên, vẫn có 2 điểm sáng trong sự trì trệ này. Xuất khẩu vẫn phát triển mạnh. Những nhà hàng, quán ăn và quán cafe vẫn tiếp tục được mở cửa. Doanh số ngành bán lẻ của Trung Quốc đã tăng 4,4% trong tháng 9.

Lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc ảnh 1

Than đá trên một con tàu chở hàng tại cảng Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Chính phủ Trung Quốc đang lo lắng, mặc dù họ đã không tung ra một biện pháp kích thích kinh tế lớn trong thời gian qua.

“Những bất ổn về môi trường quốc tế đang gia tăng, và kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể phục hồi một cách ổn định," Fu Linghui, phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia cho biết.

Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng chịu một phần trách nhiệm cho sự trì trệ của nền kinh tế.

Trong những tháng gần đây, chính phủ Trung Quốc đã tung ra một loạt các biện pháp giải quyết bất bình đẳng thu nhập và chế ngự các doanh nghiệp, nhằm bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế. Nhưng việc trừng phạt các công ty công nghệ và ngăn chặn đầu cơ bất động sản cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng kinh tế.

Không chỉ vậy, Bắc Kinh còn giới hạn mức sử dụng năng lượng với các doanh nghiệp để đối phó với biến đổi khí hậu. Do đó, tình trạng khủng hoảng năng lượng đã làm tổn hại tới nền kinh tế. Tình trạng cắt điện khiến nhiều nhà máy phải giảm thời gian hoạt động, khiến thu nhập của công nhân bị giảm.

"Chúng tôi đều rất khó kiếm tiền ở thời điểm này," Yang Qingjun, một công nhân tại khu công nghiệp thành phố Đông Quan, Trung Quốc buồn bã.

Bài toán khó về bất động sản

Đô thị hóa đã từng là một động lực tăng trưởng tuyệt vời của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc sản xuất nhiều thép và xi măng bằng sản lượng của phần còn lại của thế giới, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Tuy nhiên, bất động sản lại đang là mối đe doạ lớn nhất với kinh tế Trung Quốc. Nguyên nhân nằm ở những khoản nợ khổng lồ mà các chủ đầu tư và người mua nhà đang tích lũy. Evergrande, công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc là một ví dụ điển hình: họ đang đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Một số dự án của Evergrande vẫn đang bị "đóng băng", và nhiều nhà cung cấp vật liệu vẫn đang chờ được thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư nhỏ khác đang tranh giành để được thanh toán trái phiếu.

Lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc ảnh 2

Một khu phức hợp nhà được xây dựng bởi Evergrande tại thành phố Đông Quan, Trung Quốc. (Ảnh: New York Times)

"Một số chủ đầu tư đang gặp phải nhiều khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng, khiến họ trì hoãn việc mua nhà”.

Số phận của Evergrande có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới kinh tế Trung Quốc. Các lãnh đạo đất nước cảnh báo, người mua trái phiếu và nhà đầu tư khác nên suy tính kỹ hơn trước khi cho các công ty nợ nần chồng chất như Evergrande vay tiền. Họ cũng không nên cho rằng chính phủ sẽ luôn ở đó để bảo lãnh cho họ.

Nhưng các nhà chức trách cũng cần đảm bảo rằng, các nhà cung cấp vật liệu, xây dựng, người mua nhà và những nhóm khác không bị ảnh hưởng quá nặng nề về tài chính.

"Sau này, các nhóm trên sẽ xuất hiện nhiều hơn so với những người nắm giữ trái phiếu," David Yu, Giáo sư về tài chính của Đại học New York dự đoán.

Những vấn đề của ngành công nghiệp nặng

Để giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền đông Trung Quốc trong những tuần gần đây, các cơ quan quản lý đã cắt điện với những nơi sử dụng nhiều năng lượng như nhà máy hóa chất và nhà máy thép. Điều này gây ra "thiệt hại kép" cho ngành sản xuất công nghiệp, vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm trong xây dựng.

Sản lượng công nghiệp trong tháng 9/2021 chỉ tăng 3,1% - mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm ngoái, khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát.

"Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng cắt điện đe doạ nền kinh tế Trung Quốc nhiều hơn là cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande," Sara Hsu, nghiên cứu sinh tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải nhận xét.

Lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc ảnh 3

Đường dây điện ở thành phố Đông Quan, Trung Quốc. Bắc Kinh đang giới hạn mức sử dụng năng lượng với các doanh nghiệp để đối phó với biến đổi khí hậu. (Ảnh: New York Times)

Cục Năng lượng tỉnh Chiết Giang đã cắt giảm lượng điện cho 8 ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất thép, xi măng và hóa chất. Họ làm vậy bởi những ngành đó tiêu thụ gần một nửa điện năng của tỉnh, nhưng chỉ chiếm 1/8 sản lượng kinh tế.

Tuy nhiên, hành động này sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu công nghiệp và ảnh hưởng xấu tới chuỗi cung ứng.

Các ngành công nghiệp ít tiêu thụ năng lượng hơn như sản xuất ô tô đang gặp những thách thức khác. Những đợt bùng phát COVID-19 tại Đông Nam Á đã làm gián đoạn nguồn cung cấp phụ tùng ô tô và chất bán dẫn.

Volkswagen, thương hiệu dẫn đầu thị trường xe hơi tại Trung Quốc, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chip ngày càng trầm trọng và các vấn đề khác về chuỗi cung ứng. Họ không có đủ xe hơi để cung cấp cho khách hàng và các đại lý, dẫn đén tình trạng tồn đọng đơn hàng.

Stephan Wöllenstein, Giám đốc điều hành của Volkswagen tại Trung Quốc cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giải quyết tình trạng tồn đọng đơn hàng của mình."

Phát triển thế mạnh của xuất khẩu

Nhiều tháng qua, nhiều nhà kinh tế học đã dự đoán tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sớm chững lại. Tuy vậy, họ đã lầm.

Sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh trong quý III/2021, đạt mức 28,1% trong tháng 9. Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng trước cao thứ 3 từ trước đến nay.

Trung Quốc vẫn duy trì được thế mạnh về xuất khẩu từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay. Việc phải ở nhà nhiều hơn khiến mọi người đầu tư vào đồ điện tử, nội thất, quần áo và các hàng hóa khác mà Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn.

Lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc ảnh 4
Cảng container quốc tế Yantian tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, sự bùng nổ về xuất khẩu đang tạo ra những căng thẳng mới giữa Bắc Kinh và Washington.

Katherine Tai, Đại diện Thương mại Mỹ, đã ám chỉ rằng sức mạnh xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của các khoản trợ cấp và hoạt động không công bằng khác.

"Việc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tới sự thịnh vượng của người Mỹ và các dân tộc khác," bà Katherine Tai nói.

Các quan chức Trung Quốc lại cho rằng, thành công trong xuất khẩu là kết quả của tinh thần làm việc mạnh mẽ và các khoản đầu tư lớn, nhất quán vào lĩnh vực sản xuất. Bằng chứng là khi lần đầu kiểm soát thành công đại dịch, Trung Quốc đã có thể nhanh chóng mở cửa lại những nhà máy và công ty.

“Nhu cầu nội địa chưa đủ để đáp ứng nguồn cung mạnh mẽ của chúng tôi. Vì vậy, các công ty phải đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa," Tu Xinquan, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới Trung Quốc cho biết.

Theo New York Times
TIN LIÊN QUAN
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.