Mách mẹ mẹo nhận biết trái cây Trung Quốc

Trái cây Trung Quốc thường có màu nhạt hơn trái cây cùng loại được nhập khẩu từ Úc, Mỹ, Canada… Trái to nhưng không nặng tay, vỏ thường bóng láng, hơi khô
Mách mẹ mẹo nhận biết trái cây Trung Quốc

Để có thể mua được những loại trái cây ngon, đảm bảo chất lượng cũng như giá cả, người tiêu dùng nên mua tại các cửa hàng uy tín. Người mua cần lưu ý đến thời gian thu hoạch của từng loại và ăn trái cây theo mùa là tốt nhất. Một số đặc điểm để nhận biết trái cây Trung Quốc với trái cây sạch.

Nhìn bề ngoài, trái cây Trung Quốc thường có màu nhạt hơn trái cây cùng loại được nhập khẩu từ Úc, Mỹ, Canada… Trái to nhưng không nặng tay, vỏ thường bóng láng, hơi khô (do được nhúng hóa chất để bảo quản trong môi trường tự nhiên mà không bị héo, thối và côn trùng xâm nhập). Ăn có thể ngọt nhưng không thơm và thường có vị chua hơi úng (kể cả những loại trái cây như lê, táo, cherry…). Với hầu hết loại trái cây không sử dụng hóa chất bảo quản, nếu để ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 1 ngày thường sẽ bị héo nhưng trái cây Trung Quốc được bày bán ở các sạp để hằng ngày, tuần, thậm chí cả tháng mà vẫn tươi rói.

Mẹo phân biệt một số loại hoa quả thông dụng:

Cam
Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.
Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.

Nước được vắt từ một quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.

Cam Việt Nam có 2 loại: cam xanh quả to, vỏ sần và cam quả tròn, nhỏ có màu xanh vàng. Do quá trình phòng trừ giống nhện (châm vỏ cam) chưa tốt nên cam Việt thường có vỏ rám.

Táo

Mách mẹ mẹo nhận biết trái cây Trung Quốc - anh 1

Thông thường táo nhập từ Châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khí hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.

Và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ Châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.

Quýt

Quýt Trung Quốc trái đặc biệt không đều nhau (rất to hoặc rất nhỏ), màu vỏ vàng nhạt, thường có cả cành, lá xanh tươi rói; múi không đều nhau, khi ăn có vị chua úng. Quýt Úc, Mỹ trái to, tròn đều, màu vàng đỏ múi đều, ăn rất giòn, ngọt và thơm.

Nho

Nho Trung Quốc to tròn hơn nho Úc, Mỹ, vỏ thường có màu nhạt và đặc biệt là bóng láng đen như cườm (đây là lớp hóa chất do nho được nhúng vào hóa chất bảo quản), khi ăn có vị chua úng, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ, Úc, Newzealand… vỏ sậm hơn, có một lớp phấn màu bạc, hình dáng trái thuôn dài, vị ngọt, không có hạt.

Mận

Mận Trung Quốc quả to, màu xanh có hình trái đào nên thường được người bán giới thiệu là mận lai đào giống mới. Khi chín, mận Trung Quốc có màu vàng mờ, không đẹp mắt bằng mận Việt, khi đưa từ tủ lạnh ra ngoài mận Trung Quốc thường bị nẫu ruột.

Lê Trung Quốc trái to, tròn, màu vàng nhạt, khi bổ ra hơi cứng, đặc biệt, khi ăn thì không có bất kỳ hương vị nào. Lê Nam Phi, Chile có hình dáng giống như trái bầu hồ lô (trên to dưới nhỏ) và thường có 2 hoặc 3 màu xanh - đỏ - vàng xen kẽ; khi ăn rất giòn và mềm, vị thơm thoang thoảng và mát lạnh.

Cherry

Cherry Trung Quốc thường có màu đỏ tươi, vỏ láng bóng, trái mềm, được bày bán ở chợ mà không cần bảo quản lạnh, khi ăn vị hơi chua úng. Cherry Mỹ, Úc, Canada… thường có màu đỏ đậm đến đen, vỏ không láng, khi ăn giòn, ngọt, thơm và vị chua nhẹ thanh mát.

Xoài
Xoài Trung Quốc thường có trọng lượng trung bình từ 400-700g, có mùi hắc. Vỏ bên ngoài xoài Trung Quốc thường xanh chứ không chín vàng như xoài Việt. Khi thấy quả xoài có màu vàng mờ hoặc lấm tấm đen ở cuống thì không nên mua vì có thể quả xoài đã bị thối.
Ngoài ra, trên thị trường hiện đang bày bán tràn lan xoài mang mác xoài Thái gái rẻ chỉ từ 15-25/1 kg, hình dáng y hệt xoài Thái thật nhưng khi ăn vị nhạt như khoai sống hoặc chua, chát. Nhiều tiểu thương cho biết, Việt Nam hiện vẫn chưa trồng giống xoài này và nghi ngờ chúng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hồng
Vì quả hồng rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường bị tẩm nhiều thuốc bảo quản để giữ được hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, đỏ đậm (do bị bôi phẩm màu).

Còn hồng Việt Nam thường xấu mã, núm quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng.

Nho

Mách mẹ mẹo nhận biết trái cây Trung Quốc - anh 2

Nho Trung Quốc thường được "phù phép" thành nho Mỹ, nho đỏ hay nho xanh Ninh Thuận và dưới đây là cách để phân biệt:

- Nho Trung Quốc to, tròn, ăn có vị chua và khá mềm. Trong khi đó, nho Mỹ dài, thuôn, ăn ngọt và giòn.

- Nho đỏ Ninh thuận hình cầu, trái to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ nho rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ. Chùm nho thon dài và các trái gần như khít nhau trên 1 chùm, ít rời rạc. Trong khi đó, nho đỏ Trung Quốc trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ, vị ngọt gắt. Các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc nhau, 1 chùm nho cân nặng khoảng 500g-700g/chùm.

- Nho xanh Ninh Thuận vỏ quả dày, vỏ quả có màu xanh vàng nhạt, thịt quả trong, hơi mềm, có vị ngọt đậm đà, chua rất nhẹ, ít chát. Trọng lượng từ 200g-500g/chùm, trái nho khít gần nhau, dùng tay ấn vào sẽ thấy quả săn chắc, không bị nhão. Còn nho xanh Trung Quốc vỏ quả mỏng, không có hạt, có vị ngọt gắt, ấn tay vào thấy trái nho mềm và mọng nước. Trái nho rời rạc trên 1 chùm.

Dưa hấu
Phần lớn dưa hấu bày bán trên thị trường loại vàng vỏ, vàng ruột là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào ruột nên khi bổ ra và tiếng là ruột quả đã bị nhũn.

Với dưa hấu vỏ xanh, ruột đỏ, dưa Việt thường nhiều hạt, trồng chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Dâu tây
Dâu tây Đà Lạt: Trái lớn nhỏ không đều nhau (hình thức xấu xí hơn dâu Trung Quốc nhiều). Dùng ngón tay bóp nhẹ thấy mềm, bề mặt trái sần sùi, lồi lõm. Màu sắc trái dâu không đồng đều, trái màu đỏ, trái màu hồng đậm, hồng nhạt, trái dài, trái tròn, trái méo… nhưng phía sát cuống bao giờ cũng là màu trắng. Lá phủ trên cuống trái dâu mỏng, ngắn, màu xanh nhạt.
Về mùi vị, dâu tây Đà Lạt bao giờ cũng có mùi thơm, vị chua ngọt. Thời gian bảo quản chỉ kéo dài 2-3 ngày nếu được bảo quản tốt trong mát. Dâu Đà Lạt trái không đều, phần sát cuống bao giờ cũng màu trắng, lá phủ trên cuống xanh nhạt và ngắn.

Dâu Tây Úc quả to, vị ngọt, mùi thơm rất đặc trưng.

Dâu Trung Quốc có kích cỡ trái dâu đều nhau, màu sắc đỏ tươi bắt mắt cho đến tận cuống trái dâu. Lá phủ phía cuống trái dâu dài, xanh đậm. Bề mặt trái dâu bao giờ cũng rất mịn màng, nhẵn nhụi, bóp thấy cứng chứ không mềm như dâu Đà Lạt.

Đặc biệt, khi ăn dâu Trung Quốc có cảm giác giòn tan (có loại bở), không mềm dai như dâu Đà Lạt, vị ngọt, thường là không thấy vị chua, mùi thơm cũng không đặc trưng. Điểm nữa là ruột dâu Trung Quốc đỏ sẫm rất ngon mắt, bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể tới 10 ngày vẫn còn tươi như dâu mới hái.

>>> Xem thêm:

Người dân hoang mang vì thông tin quả thanh mai "tắm thuốc bảo quản"

Kỹ xảo "biến hóa" tinh vi hoa quả Trung Quốc thành hàng "ngoại nhập"

Nông dân có lợi gì khi thương lái ồ ạt thu mua cau non bán sang Trung Quốc?

Nha Trang (th)

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.