'Mảng màu tối sáng' thị trường trái phiếu doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia kinh tế nhận đinh, thị trường trái phiếu đang tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
'Mảng màu tối sáng' thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cân bằng lợi ích giữa nhà phát hành và nhà đầu tư”, các chuyên gia tham gia hội đàm cho rằng, thị trường trái phiếu tư nhân đang có nhiều vấn đề, mảng tối-mảng sáng chưa rõ ràng và “vàng thau lẫn lộn”.

Số liệu thống kê cho thấy, 2018, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành thành công đạt 224.000 tỷ đồng, trong khi TPCP đạt 190.000 tỷ đồng. Năm 2019, TPDN phát hành thành công đạt 312.000 tỷ đồng, TPCP phát hành đạt gần 300.000 tỷ đồng.

Năm 2020, tổng lượng TPDN phát hành lên tới 436.000 tỷ đồng, còn TPCP phát hành khoảng hơn 330.000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2021, lượng TPDN phát hành thành công khoảng gần 200.000 tỷ đồng, trong khi TPCP phát hành đạt khoảng 140.000 tỷ đồng.

Hết tháng 6/2021, tổng dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam tương đương khoảng 22,8% GDP, trong đó TPDN có quy mô khoảng 5,2% GDP (theo ADB). Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Tài chính cung cấp cho ADB, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam khoảng 44,6% GDP, trong đó TPDN đạt khoảng 13,9% (do bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp không niêm yết phát hành)

Về cơ cấu nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, theo số liệu mà TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV chia sẻ: trong năm 2018, năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2021 thì các công ty chứng khoán đều là trái chủ chiếm tỷ trọng lớn nhất của TPDN, chiếm tỷ trọng lần lượt 39,4% (năm 2018), 44,1% (năm 2019) và 44,4% (6 tháng đầu năm 2021).

Số liệu cũng cho thấy, các tổ chức tín dụng vào năm 2018 chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nhà đầu tư là 35,8% thì đến năm 2019 chỉ còn chiếm 17,4% và 6 tháng đầu năm 2021 là 25%.

Đánh giá về vai trò của TPDN, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT Fiin Ratings nhận định, kênh trái phiếu đã sản sẻ gánh nặng lớn cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động lớn tới các doanh nghiệp. Tính riêng giá trị phát hành, số dư trái phiếu đang lưu hành so với dư nợ ngân hàng tương đương khoảng 12% nhưng nhưng tính trên phần dư nợ trung và dài hạn chiếm khoảng hơn 30%. “Nếu không có kênh trái phiếu, tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp đã ngã quỵ, hệ thống ngân hàng thêm gánh nặng” - ông Nguyễn Quang Thuân nói.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia ngân hàng: Rủi ro của thị trường TPDN thể hiện qua việc dư luận gần đây rất bức xúc khi lãi suất trái phiếu lên cao. Rất nhiều trái phiếu được phát hành bởi các công ty bất động sản và không có tài sản đảm bảo. Vấn đề là làm sao các nhà đầu tư có thể kiểm soát được các nhà phát hành sử dụng vốn đúng mục đích? Các nhà đầu tư phần lớn là cá nhân. Họ ít có khả năng để có thể phân tích các chỉ tiêu tài chính, qua đó nắm bắt được khả năng trả nợ của nhà phát hành. Chính vì thể rủi ro rất cao, đặc biệt là trái phiếu của các công ty bất động sản.

Để thị trường TPDN phát triển theo đúng mục đích và ý nghĩa, cân bằng lợi ích giữa nhà phát hành và nhà đầu tư nhiều giải pháp được các chuyên gia đề xuất để khắc phục những rủi ro của thị trường.

Nhận định về quan điểm trên, TS. Nguyễn Đức Độ cũng nêu lên: Chúng ta cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh, có tính răn đe cao để tăng tính an toàn trên thị trường, tạo sự yên tâm cho người tham gia. Theo quy định hiện hành, phần lớn các chế tài xử phạt chỉ quy định mức xử phạt tối đa bằng tiền, chỉ có 2 hành vi vi phạm là giao dịch nội gián và thao túng thị trường chứng khoán là quy định xử phạt theo mức độ trục lợi và gây tổn hại với nền kinh tế.

Chủ tịch HĐQT Fiin Ratings, ông Nguyễn Quang Thuân lại cho rằng cần phải chuẩn hoá các nhà phát hành trái phiếu, để tránh tình trạng “vàng thau lẫn lộn” trên thị trường. “Quy mô trái phiếu doanh nghiệp đã lớn nhưng vẫn còn nhiều ẩn số, cần phải được giám sát chặt chẽ. Nếu nhìn nhận 3-5 năm nữa, rủi ro thị trường tài chính Việt Nam chính là khối nợ trái phiếu này.”

Cùng với nhận định trên, ông Nguyễn Quang Thuân cũng cho biết thêm: Fiin Ratings đã rà soát và nhận thấy, một số số doanh nghiệp phát hành lãi suất thấp hơn so với các công ty dự án. Công ty dự án họ có tài sản để thế chấp nhưng trong phương pháp luận cơ bản của xếp hạng tín nhiệm thì tài sản thế chấp không có giá trị nhiều, ngoại trừ với ngân hàng phát hành riêng lẻ. Phát hành riêng lẻ cho công ty quỹ, công ty bảo hiểm thì họ không thể làm gì với tài sản thế chấp chưa nói đến nhà đầu tư cá nhân.

Lưu ý với nhà đầu tư, ông Thuân chia sẻ, nếu là cổ đông một năm còn được họp một lần, được tiếp cận thông tin kênh đại chúng, còn trái chủ thì tiền bỏ ra 5 năm, 10 năm dài hơn thế nên nếu không có đầy đủ thông tin mà cứ nhìn lãi suất cao để đầu tư thì một ngày tin nhắn điện thoại sẽ không "ting ting" nữa mà không biết kêu ai.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?