Mày mò xây dựng thương hiệu quốc gia về mỹ thuật, nhiếp ảnh

Hội thảo "Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh" đã được Bộ VHTTDL tổ chức sáng 30.8 tại Hà Nội. Nhiều ý kiến các chuyên gia, nghệ sĩ, nhà quản lý mỹ thuật, nhiếp ảnh cho rằng, con đường xây dựng thương hiệu quốc gia ở các lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh ở Việt Nam còn quá mới mẻ và vì vậy, sẽ gặp không ít khó khăn.
Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành
Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành

Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ VHTTDL cho biết, hội thảo là hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 1755/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quyết định số 900/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc xây dựng Đề án thương hiệu quốc gia lĩnh vực Mỹ thuật – Nhiếp ảnh.

Hai đề án được xin ý kiến nằm trong mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc gia lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh là "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam" và "Thành phố nhiếp ảnh Việt Nam”.

Nhấn mạnh công nghiệp văn hóa là chủ trương lớn thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển thị trường văn hóa, vừa quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động, tác phẩm, sản phẩm văn hóa, theo họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã chọn hai nội dung trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh mà Việt Nam có ưu thế để xây dựng hai đề án nói trên. “Từ những lợi thế về di sản văn hóa và thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và đất nước con người để xây dựng đề án "Thành phố Nhiếp ảnh Việt Nam". Đề án "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam" cũng được hình thành từ lợi thế truyền thống lâu đời của nghề sơn và chất liệu sơn ta, cùng sự đột phá trong kỹ thuật sơn ta của các họa sĩ hội họa sơn mài Việt Nam…”, theo Cục trưởng Vi Kiến Thành.

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết, mỹ thuật, nhiếp ảnh là hai lĩnh vực đầu tiên của ngành văn hóa tổ chức lấy ý kiến nhằm triển khai nhiệm vụ xây dựng thương hiệu quốc gia. Vì mới mẻ nên quá trình này sẽ phải vừa làm vừa mày mò, học hỏi, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như cần sự vào cuộc tích cực của các nhà chuyên môn, các địa phương trong cả nước.

Theo ông Bùi Nguyên Hùng, phát triển công nghiệp văn hóa nói chung và ở từng lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa, quảng cáo nói riêng cần đặc biệt chú ý tới các tiêu chí nhận diện trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia, đồng thời chú trọng quảng bá thương hiệu quốc gia trên thị trường trong nước và quốc tế. “Thương hiệu quốc gia gắn với những sản phẩm, thế mạnh đặc thù và duy nhất có của vùng đó, quốc gia quốc gia đó. Ví dụ, nhắc đến sơn mài thế giới sẽ nhớ ngay đến thương hiệu sơn mài Việt Nam”, ông Bùi Nguyên Hùng chia sẻ.

"Thành phố Nhiếp ảnh Việt Nam" là mô hình tổ chức sự kiện nhiếp ảnh chưa từng có ở Việt Nam, thông qua một chuỗi các hoạt động nhiếp ảnh tại một số tỉnh, thành phố đăng cai tổ chức, có tiềm năng du lịch và di sản văn hóa, được tổ chức luân phiên 2 năm một lần nhằm tạo ra những tác phẩm, sản phẩm, sự kiện thúc đẩy sự nghiệp và thị trường nhiếp ảnh phát triển. Đề án này bước đầu đã được sự hưởng ứng của Ninh Bình, TP. Hội An (Quảng Nam); Đà Lạt (Lâm Đồng), Khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng)… “Chúng tôi cho rằng, và cũng kỳ vọng rằng sẽ còn nhiều địa phương khác đủ tiềm năng để tổ chức Thành phố Nhiếp ảnh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Sapa (Lào Cai), Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình)…”, họa sĩ Vi Kiến Thành chia sẻ.

"Thành phố Nhiếp ảnh Việt Nam" dự kiến sẽ tổ chức luân phiên tại các tỉnh, thành với các nội dung: tổ chức Hội chợ nhiếp ảnh để giới thiệu và bán các tác phẩm nhiếp ảnh; tổ chức cho các nhiếp ảnh gia quốc tế đi sáng tác tại các địa điểm văn hóa, du lịch của địa phương, sau đó tổ chức triển lãm, trưng bày mua- bán tác phẩm; hội thảo, tọa đàm, giao lưu về nhiếp ảnh…

Trong lĩnh vực mỹ thuật, Đề án "Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam" được xây dựng với mục đích đưa ra những tiêu chí, quy chuẩn về chất liệu để làm sơn mài, quy trình chế tác sơn mài đạt tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia; tiêu chuẩn nghệ thuật và kỹ thuật để các sản phẩm, tác phẩm sơn mài đạt chuẩn thương hiệu "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam".

Đề án cũng xây dựng kế hoạch, nội dung để Việt Nam trở thành trung tâm của nghệ thuật sơn mài; đăng cai tổ chức liên hoan nghệ thuật sơn mài quốc tế 2 năm một lần tại Việt Nam…, từ đó thúc đẩy sự phát triển của sơn mài Việt Nam, kích thích thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và tác phẩm hội họa sơn mài Việt Nam trong nước và quốc tế.

Nhiều ý kiến đóng góp cho tính khả thi của hai bản đề án đã được đưa ra tại hội thảo. Nhà phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến bày tỏ băn khoăn khi sử dụng cụm từ "thành phố nhiếp ảnh". Theo ông, phong trào chơi ảnh ở Việt Nam dù đã tạo được những thành tựu nhất định nhưng để xây dựng một thương hiệu quốc gia gắn với nhiếp ảnh thì còn nhiều khó khăn. Nhà nhiếp ảnh Anh Tuấn cho rằng, đề án nên chăng xây dựng theo hướng tổ chức định kỳ tại một thành phố để tạo nên những thương hiệu tương tự như Festival Huế, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng…

Về đề án "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam", họa sĩ Triệu Khắc Tiến, giảng viên ngành sơn mài Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam khẳng định tính cấp thiết của đề án nhằm chấn hưng và khẳng định giá trị của sơn mài Việt trên thị trường trong nước và quốc tế. Nghệ nhân làng sơn mài Hạ Thái lại bày tỏ sự lo ngại trước việc sơn mài Nhật Bản đang có xu hướng lấn át sơn mài Việt…

Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ VHTTDL khẳng định ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực nhiếp ảnh, mỹ thuật. Tuy nhiên, để đề án sát với thực tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cần có nhiều hoạt động khảo sát thị trường để nhận diện thương hiệu, chứ không nên đưa ra thương hiệu rồi mới nhận diện.

Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, Cục đã có những cuộc khảo sát thực tế tại Thanh Sơn (Phú Thọ), làng sơn mài Hạ Thái để lấy cơ sở xây dựng đề án.

Về đề án "Thành phố nhiếp ảnh Việt Nam", ông Vi Kiến Thành cho rằng, để thực hiện thành công thì không chỉ có Bộ VHTTDL mà cần có sự phối hợp của các địa phương có nhiều tiềm năng.

“Công nghiệp văn hóa là vấn đề mới ở Việt Nam, thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực văn hóa cũng rất mới và chúng ta chưa có mô hình, kinh nghiệm. Các ý kiến tại Hội thảo sẽ giúp Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tiếp tục hoàn thiện 2 đề án để trình Chính phủ trong tháng 10. 2019. Sau Hà Nội, Cục sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tại Đà Nẵng…”, ông Vi Kiến Thành cho biết.

Theo Báo Văn hoá
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.