Ghềnh Đá Dĩa còn có các cách gọi (viết) khác là Gành Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chất ở Việt Nam, thắng cảnh này nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ghềnh Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất khoảng 50m; nơi dài nhất 200m.
Ghềnh Đá Đĩa hay gành Đá Dĩa nằm trong xã An Ninh Đông, huyện Tuy An của tỉnh Phú Yên. Từ thành phố Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 30 km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về phía Đông khoảng 12 km là đến ghềnh Đá Đĩa. Bạn cũng có thể đi theo tuyến đường ven biển từ Tuy Hòa đến ghềnh Đá Đĩa dài khoảng 35 km.
Ghềnh Đá Đĩa rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m, là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên. Từ trên cao, có thể nhìn thấy khu ghềnh lấn biển với những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc với màu đen bóng. Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.
Gềnh Đá Đĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Đĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.
Những khối đá xếp chồng lên nhau tạo thành danh thắng đặc biệt. |
Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa được Nhà nước cấp chứng nhận danh thắng cấp quốc gia và bắt đầu được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Nhưng do địa hình đường xá đi lại phải qua nhiều làng bản mới vào được nên việc đẩy mạnh du lịch tại ghềnh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, người dân lại biến ghềnh đá thành điểm picnic cuối tuần với vô số rác thải.
Năm 2010, con đường vào ghềnh Đá Đĩa được trải nhựa hoàn toàn với những biển chỉ lối cụ thể. Ghềnh cũng đã được làm sạch, nạo vét và thu nhặt rác bẩn, được địa phương quan tâm chăm sóc. Ghềnh Đá Đĩa đã trở thành một điểm đến thú vị cho du khách khi ghé thăm mảnh đất Phú Yên nắng gió.
Một buổi ghé chơi với ghềnh Đá Đĩa, bạn hãy dành thời gian ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng cổ kính ngay đầu lối rẽ vào, đi chậm xuyên qua những làng mạc yên bình và đón những cơn gió lồng lộng thổi không ngừng từ trên ghềnh Đá Đĩa.
Hoàng hôn nhuộm màu lên phiến đá, nhìn từ trên cao như những chiếc đĩa dát vàng. Ghềnh này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển. Dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại và do hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quang tuyệt vời như ngày hôm nay. Bên dưới ghềnh đá là bãi Bằng với nước biển dịu mát và tĩnh lặng. Có lẽ do địa hình hiểm trở và chưa mấy ai biết đến nên nước biển bãi Bằng trong vắt một màu, nhìn từ trên cao xuống có thể thấy cả đáy.
Với những cảnh vật sơ khai kỳ vĩ, cùng thiên nhiên nhuộm một màu sắc lãng mạn, Gành Đá Đĩa đã trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện các bức ảnh đẹp không chỉ đối với các bạn trẻ đi du lịch mà cả những nhà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn những bạn trẻ sắp lập gia đình, tìm đến đây để có những bộ ảnh cưới tuyệt mỹ.
Ghềnh Đá Đĩa tuy hùng vĩ hoang sơ, nhưng vẫn không thiếu nét thơ mộng khi chiều về. Bạn cũng có thể ngâm mình trong làn nước mát và nhắm mắt tận hưởng cái vỗ nhè nhẹ của sóng biển vào da thịt, những làn gió mơn trớn trên tóc và mùi biển mặn đậm đà. Được đắm mình giữa một chốn hoang sơ của thiên nhiên, du khách như gột rửa hết mọi lo toan.