Một Trung Thu thuần Việt hiện diện trên phố

(Ngày Nay) -  Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thời điểm này, các tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can (Hà Nội) đã rực rỡ sắc màu bởi hàng ngàn loại đồ chơi, đồ trang trí Trung Thu. Đáng chú ý, năm nay, đồ trang trí thuần Việt đang hoàn toàn chiếm ưu thế trên các sạp hàng, đánh bại những món đồ chơi đến từ Trung Quốc.
Các bạn trẻ thích thú bên những món đồ thuần Việt mùa Trung thu 2024
Các bạn trẻ thích thú bên những món đồ thuần Việt mùa Trung thu 2024

Những món đồ trang trí thủ công “lên ngôi”

Dạo một vòng quanh các tuyến phố nổi tiếng với đồ trang trí và đồ chơi tại Hà Nội như Lương Văn Can, Hàng Mã, Hàng Lược…, dễ nhận thấy không khí Trung thu đang đến rất gần. Các dãy hàng rực rỡ đèn ông sao, đầu lân, mặt nạ… với ánh đèn lấp lánh không chỉ thu hút người xem mà còn thu hút rất nhiều bạn trẻ đến check-in.

Từ năm 2023, đồ trang trí truyền thống, đồ trang trí handmade đã dần xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, nhìn các mặt hàng bày bán trên các tuyến phố năm nay, dễ thấy hàng thủ công thuần Việt đã hoàn toàn chiếm ưu thế và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Một Trung Thu thuần Việt hiện diện trên phố ảnh 1

Các bạn trẻ thích thú bên những món đồ thuần Việt mùa Trung thu 2024

Những loại đồ chơi truyền thống, được làm thủ công trong nước như mặt nạ, đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cù, trống bỏi, mẹt trang trí, đầu lân handmade... được bày bán đa dạng và nhiều hơn hẳn so với đồ chơi hiện đại, chiếm tới 60-70% số gian hàng. Giá cả của các mặt hàng truyền thống cũng được đánh giá là khá vừa túi tiền.

Chọn một chiếc đèn kéo quân thủ công làm bằng tre nhiều màu sắc cho con gái, chị Nguyễn Thị Thu (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Mọi năm tôi thấy bày bán rất nhiều đèn lồng Trung Quốc bằng nhựa, có nhạc ầm ĩ. Năm nay thì khác, những chiếc đèn lồng kiểu đó không còn thấy bán nhiều. Ngược lại, đồ trang trí thủ công trong nước rất đẹp và đa dạng. Tôi rất thích những chiếc đèn kéo quân bằng tre, đèn trang trí làm bằng quạt lan… như thế này. Chúng vừa đẹp, vừa thân thiện với môi trường, vừa có tính giáo dục cao cho trẻ”.

Đặc biệt, mùa Trung thu năm nay, các mặt hàng trang trí theo mô hình cho các không gian lớn, không gian tương tác như văn phòng, quán café, trường học… cũng chứng kiến sự “lên ngôi” của các mặt hàng thủ công, truyền thống. Nhiều sản phẩm độc đáo từ các chất liệu mây, tre, giấy, len được bày bán khá hút khách. Có thể kể đến như: Thuyền sen ánh sao, cột sóng quạt lan, hay “hệ cột tre” handmade, đầu lân từ len, tạo hình tiểu cảnh vũ trụ từ giấy…

Tìm về những giá trị tinh thần thuần Việt

Năm nào, gần đến Trung Thu, chị Nguyễn Như Quỳnh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng đến phố Hàng Mã để tìm đồ trang trí cho quán café của mình. Chị chia sẻ, năm nay, những đồ trang trí thủ công, bằng chất liệu thân thiện như tre, mây, giấy rất đa dạng. Chúng không chỉ tạo không gian ấm cúng, gần gũi cho các quán café, nhà hàng và còn tạo góc tương tác rất tốt với khách hàng.

Một Trung Thu thuần Việt hiện diện trên phố ảnh 2

Quyết định chọn mua sản phẩm “hệ cột tre” handmade tại cửa hàng số 58A Hàng Mã, chị Như Quỳnh cho biết: “Khách hàng đến quán café rất thích check-in với những góc trang trí thủ công kiểu này. Không chỉ vì nó đẹp mà họ cảm nhận được sự khéo léo, tài hoa của những người thợ thủ công, những người đã dành tâm huyết để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, độc đáo và mang đậm nét văn hóa dân tộc”.

Chia sẻ về xu hướng “tìm về cội nguồn” trong phong cách đồ chơi, đồ trang trí Trung thu năm nay, chị Hồng Điệp - Giám đốc Công ty Lujio Decor (số 58A Hàng Mã, Hà Nội) cho biết: Là một đơn vị kiên trì với định hướng sản xuất đồ trang trí Trung Thu handmade thuần Việt, chị nhận thấy xu hướng này đang dần chiếm ưu thế đối với khách hàng, không chỉ với khách đến mua hàng tại các tuyến phố mà còn với các công ty, đơn vị có nhu cầu đặt hàng trang trí Trung thu.

Một Trung Thu thuần Việt hiện diện trên phố ảnh 3

Cũng theo chị Hồng Điệp, rất nhiều khách tham quan trên phố, đặc biệt là khách nước ngoài và các bạn trẻ rất thích ghé vào xem và chụp hình các sản phẩm thuần Việt của cửa hàng. Điều này chứng tỏ các đồ trang trí với chất liệu thủ công, thân thiện với môi trường, độc đáo và mang giá trị văn hóa Việt ngày càng được tin tưởng và lựa chọn.

“Tôi tin đây sẽ là xu hướng không chỉ trong năm nay bởi yêu cầu về tính thẩm mỹ, văn hóa và giá trị truyền thống của đồ trang trí Trung thu đang ngày càng cao", chị Điệp nói.

Sự "chiếm sóng" của đồ trang trí Trung thu thủ công Việt trên các tuyến phố Hà Nội không chỉ là biểu hiện của sự yêu mến, gắn bó với văn hóa dân tộc mà còn là dấu hiệu cho thấy sự phục hưng mạnh mẽ của những giá trị truyền thống trong lòng xã hội hiện đại. Người ta tìm về những món đồ chơi truyền thống không chỉ vì chúng đẹp mà còn vì chúng gợi nhắc đến những ký ức tuổi thơ, đến những giá trị văn hóa, tinh thần mà người Việt luôn trân quý.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Người dân vận chuyển nhu yếu phẩm vào hỗ trợ người dân trong vùng lũ xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" chung tay vì đồng bào vùng bão lũ
(Ngày Nay) - Nhằm chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hà Nội Mới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường”.