Mùa tuyển dụng lao động Trung Quốc ảm đạm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các hội chợ việc làm của Trung Quốc đang quay trở lại sau khi bị dịch bệnh buộc phải diễn ra theo hình thức trực tuyến trong 3 năm, nhưng mức lương thấp và đãi ngộ ít phong phú khiến thị trường tuyển dụng tại nước này trở nên ảm đạm.
Mùa tuyển dụng lao động Trung Quốc ảm đạm

Trong tháng này, hàng trăm hội chợ việc làm đã khai trương trên khắp Trung Quốc. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang quay trở lại cuộc sống trước COVID-19 và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, một vấn đề đau đầu đối với chính phủ nước này, có thể giảm bớt từ mức cao nhất gần 20%.

Tại đất nước 1,4 tỷ dân, hội chợ việc làm là một trong những cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp và người lao động kết nối với nhau. Mặc dù những người tham dự hội chợ cho biết việc mở cửa trở lại là điều đáng khích lệ, nhưng một số người không cảm thấy tự tin.

Liu Liangliang, 24 tuổi, đang tìm việc trong một khách sạn hoặc công ty quản lý tài sản tại một hội chợ ở Bắc Kinh cuối tuần trước, cho biết: “Tôi chỉ muốn một công việc ổn định và không mong đợi mức lương cao. Dịch bệnh đã khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn. Chắc chắn chúng tôi sẽ phải tranh nhau một vị trí".

Một cuộc khảo sát với khoảng 50.000 nhân viên văn phòng được Zhaopin, một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất Trung Quốc, công bố cho thấy 47,3% số người được hỏi lo lắng rằng họ có thể mất việc trong năm nay, tăng từ 39,8% so với năm ngoái.

Khoảng 60% cho rằng "môi trường kinh tế không chắc chắn" là yếu tố chính ảnh hưởng đến niềm tin của họ.

Niềm tin việc làm của những người lao động trong các lĩnh vực tiếp xúc với người tiêu dùng, đang phục hồi nhanh hơn so với các lĩnh vực như sản xuất, vốn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường suy yếu, hoặc bất động sản, mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu ổn định tạm thời.

Zhang - một giám đốc nhân sự tại khách sạn Xiahang Jianianhua ở Bắc Kinh, cho biết công ty của ông có nhiều vị trí cần tuyển hơn gấp 3 lần so với năm ngoái, khi người Trung Quốc bắt đầu đi du lịch trở lại.

Ngược lại, Jin Chaofeng, công ty xuất khẩu đồ nội thất mây tre đan ngoài trời, cho biết ông không có kế hoạch tuyển dụng nhiều vì các đơn đặt hàng từ nước ngoài đang chậm lại.

“Những người trong ngành của tôi đang chờ đợi và quan sát một cách thận trọng”, ông Jin nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông có kế hoạch cắt giảm 20-30% sản lượng vào tháng 3 so với một năm trước đó.

Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng châu Á của ngân hàng HSBC, dự đoán lĩnh vực dịch vụ và sản xuất sẽ tăng trưởng với tốc độ rất khác nhau trong năm nay, nhưng cho biết số lượng việc làm nói chung ở Trung Quốc sẽ tăng lên.

"Các nhà hàng, khách sạn và địa điểm giải trí hiện đang tranh nhau thuê nhân viên. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người lao động trẻ tuổi", ông Neumann chỉ ra. "Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên sẽ bắt đầu giảm trong những tháng tới".

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm ngoái, cũng là mốc tăng trưởng yếu nhất trong gần nửa thế kỷ. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5%, dù vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng trước đại dịch.

Tại một hội chợ việc làm khác ở thủ đô, Wei, một cựu lao công đang tìm kiếm công việc, cho biết cô và người chồng thất nghiệp của mình đang phải vật lộn với khoản nợ thẻ tín dụng.

Wei, người có con đang học tiểu học, đã nghỉ việc vào năm ngoái sau khi người chủ muốn cắt lương của cô xuống còn 3.200 nhân dân tệ (hơn 11 triệu đồng) mỗi tháng từ mức 3.500 nhân dân tệ dù vẫn phải làm thêm giờ.

“Vợ chồng tôi nợ các ngân hàng hàng trăm ngàn nhân dân tệ", Wei cô nói. "Chúng tôi vô cùng lo lắng".

Theo Reuters
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?
Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.