Mùa Vu lan về, con nhớ mẹ!

Con có bầu lại càng hiểu nỗi vất vả của Mẹ. Những cơn ốm nghén luôn khiến con mệt mỏi, nhưng con hạnh phúc lắm Mẹ ạ. Con hiểu cảm giác của Mẹ năm xưa khi mang thai con, hiểu được sự hạnh phúc vô bờ bến khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ.
Mùa Vu lan về, con nhớ mẹ!

Bà nội kể rằng, ngày bé con rất ngoan. Nhưng cứ đêm đến, trẻ con lại khóc tìm Mẹ. Có những hôm con đang ngủ ngon lành, bỗng dưng thức giấc hai bàn tay nhỏ xíu quờ quạng tìm bầu vú Mẹ. Quờ quạng mãi chẳng có gì con lại lăn ra khóc, bà nội phải ôm con thật chặt, xoa đầu vỗ về thì con mới ngon giấc. Đến khi con bi bô tập nói, từ đầu tiên con gọi là Mẹ. Nhìn thấy ai là phụ nữ con cũng gọi “Mẹ, Mẹ” khiến mọi người không khỏi rớt nước mắt vì thương con, thương cả Mẹ nữa.

Lớn lên, con biết mình mồ côi, biết Mẹ vì khó sinh mà ra đi mãi mãi. Nhớ ngày ấy, hội con gái lớp con, đứa nào cũng được Mẹ chăm chút cho từng tý, mua váy đẹp, tết tóc hai bên, con thầm hỏi Mẹ con đang ở đâu? Một lần, cô giáo cho bài tập tả về người mẹ, con bối rối không biết tả thế nào. Lần ấy con để giấy trắng, cũng là lần đầu tiên con bị điểm kém. Về nhà, con hỏi ba “Mẹ con là ai, Mẹ đâu rồi?”. Mắt ba rơm rớm chỉ lên bàn thờ: “Mẹ con đó, Mẹ ở đó luôn nhìn về con”. Khi đó con chỉ nghĩ đơn giản, Mẹ chỉ là người phụ nữ trong tấm hình đen trắng ấy.
Con lớn lên, bắt đầu nhận thức được mọi việc. Bà nội và ba kể rất nhiều về Mẹ, về chuyện Mẹ vất vả như thế nào khi 9 tháng 10 ngày mang thai con. Rồi Mẹ khó sinh, người ta bảo chỉ có thể cứu Mẹ hoặc con. Ba xin người ta cứu Mẹ nhưng Mẹ nhất định chọn cứu con. Vì Mẹ muốn con được sinh ra trong cuộc đời này, được làm người, được hít thở bầu không khí chung với ba. Mẹ nói, không có con cuộc đời Mẹ trở nên vô nghĩa, Mẹ sống làm gì nữa. Vậy là, người ta cứu con.

Mỗi khi kể về Mẹ, con thấy ba vẫn bỏ kính ra, len lén lau đi giọt nước mắt còn đọng trên má. Trên đầu ba, mái tóc đã điểm muối tiêu. Bà nội bảo, sau ngày Mẹ mất, tự nhiên tóc ba lốm đốm bạc, có lẽ vì quá thương nhớ Mẹ. Con không kìm được nước mắt mỗi khi nhớ về Mẹ, nhớ đến lý do con được sinh ra trong cuộc đời này. Mẹ ơi, con cảm ơn Mẹ!

Mùa Vu lan về, con nhớ mẹ! - anh 1

Bà nội mất, ba ở vậy nuôi con dù có người rất muốn lập gia đình với ba. Người ta bảo gà trống nuôi con vất vả nhưng ba chỉ cười “sá gì so với sự hy sinh của cô ấy”. Con biết, ba vẫn luôn nhớ đến Mẹ, nhớ đến sự hy sinh của Mẹ nên không đi bước nữa. Đêm đêm, bên cạnh chiếc gối của ba, con vẫn thấy bộ quần áo của Mẹ. Ba bảo thiếu bộ quần áo đó, ba không sao ngủ được. Cũng đôi lần đi học về, con bắt gặp Ba mang quần áo của Mẹ ra hong nắng vì “Mẹ rất thích mùi nắng”. Con bật khóc, Mẹ ơi con và ba luôn nhớ đến Mẹ!

Ba là gà trống nuôi con, nhưng ba luôn cố gắng giống như một người Mẹ. Khi con biết yêu, Ba thường thay Mẹ dặn dò: “Con gái phải biết giữ mình, phải biết tôn trọng bản thân mình thì đàn ông nó mới quý. Giá Mẹ con còn sống,…”. Giá Mẹ còn sống, những lời dạy này ba không phải nói ra, mà là chuyện Mẹ và con gái với nhau. Nhưng Mẹ không còn trên đời, ba vừa là ba vừa là Mẹ của con. Ba chẳng nề hà việc nhà, chẳng nề hà giặt giũ chăm sóc con. Đôi lúc, con tự nhủ, cuộc đời vẫn còn ưu ái lắm khi cho con có được hai đấng sinh thành là Ba và Mẹ.
Ngày con lấy chồng, con không có Mẹ bên cạnh. Con và ba ôm nhau khóc. Con khóc vì tủi thân, ngày quan trọng nhất cuộc đời con không có Mẹ. Con ao ước được Mẹ dặn dò trước khi về nhà chồng, được ôm Mẹ mà khóc tu tu vì phải xa nhà. Nhưng chỉ có con và ba. Ba khóc vì mừng, cuối cùng con gái cũng tìm được hạnh phúc. Ba thắp nén nhang lên bàn thờ Mẹ, khẽ khàng vuốt di ảnh đã mờ của Mẹ thì thầm: “Em ơi con gái mình lấy chồng, em chúc phúc cho con nhé!”. Con càng thương ba hơn, từ nay ngôi nhà đã thiếu vắng bàn tay phụ nữ lại càng trở nên cô quạnh lẻ loi hơn.

Ba ngày càng trầm tính ít nói. Mỗi lần về nhà, con lại giục ba tìm một người bạn già để tâm sự sớm hôm. Nhưng lần nào ba cũng lắc đầu xua đi: “Con gái lớn rồi biết quan tâm ba ghê nhỉ, nhưng ba sống thế này quen rồi, có người lạ khó chịu. Vả lại ở đây vẫn còn Mẹ con bầu bạn”. Con biết, dù con nói gì thì ba cũng chẳng chịu nghe theo. Con biết, trong lòng ba, Mẹ vẫn còn sống mãi, vẫn bầu bạn với ba hàng ngày. Con thương ba, cũng thương cả tấm chân tình của ba với Mẹ. Con hiểu, cuộc đời người phụ nữ, còn có gì hạnh phúc hơn khi có một người bạn đời chân thành như ba. Con chỉ thầm mong, người đàn ông của cuộc đời con, rồi sau này cũng sẽ chân tình như ba với Mẹ.

Mùa Vu lan về, con nhớ mẹ! - anh 2

Con có bầu lại càng hiểu nỗi vất vả của Mẹ. Những cơn ốm nghén luôn khiến con mệt mỏi, nhưng con hạnh phúc lắm Mẹ ạ. Con hiểu cảm giác của Mẹ năm xưa khi mang thai con, hiểu được sự hạnh phúc vô bờ bến khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Chắc hẳn, Mẹ cũng từng như vậy phải không Mẹ? Con mong ngóng từng ngày, từng giờ đến ngày con gái con chào đời. Con mong ngóng được ôm ấp vỗ về con gái con. Được cầm bàn tay nhỏ xíu của con gái mà xuýt xoa, mà nâng niu.

Tháng 7, một mùa Vu lan lại sắp tới. Hàng năm, ba và con đều lên chùa vào ngày đó. Ba và con đều cài cho mình một bông hồng màu trắng, để tưởng nhớ về Mẹ, người đã cho con cuộc sống này. Năm nay, mùa Vu Lan, có lẽ lúc đó con đang vật vã với cuộc chiến sinh tử để giành sự sống cho mẹ con con. Có thể con chẳng thể lên chùa, cài lên ngực một bồng hồng trắng, nhưng Mẹ ơi, trái tim con vẫn luôn nhớ đến Mẹ. Con yêu Mẹ của con!

>>> Xem thêm

Rơi nước mắt với câu chuyện "Hai “ăn mày” đi dự đám cưới"

Phụ nữ là để yêu, không phải là để hiểu

Là vợ mới khó, là bồ ai chẳng làm được

ST

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.