Luật sư Đặng Thị Tâm - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, theo Điều 40 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài được hưởng chế độ:
2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;
3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;….”
Theo luật sư, trong trường hợp lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo diện có hợp đồng lao động khi gặp tại nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo Hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp sử dụng lao động và các điều ước quốc tế có liên quan.
Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, tất cả 6 lao động trên đều gặp nạn trong khi đi làm thêm bên ngoài (làm việc bất hợp pháp) cho Công ty vận chuyển Đại Vinh Gia Lý trong thời gian nghỉ Tết. Đây là công ty chưa có giấy phép nhận lao động nước ngoài làm việc.
Như vậy, 6 lao động gặp nạn trong vụ hỏa hoạn nêu trên đều không có hợp đồng, điều kiện làm việc, bảo hộ không theo quy định.
Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), việc bồi thường phụ thuộc vào chủ sử dụng lao động mua gói bảo hiểm nào cho người lao động.
Sau vụ việc trên, lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường Đài Loan khi đi làm, tìm hiểu kỹ về chủ sử dụng lao động để đảm bảo điều kiện làm việc và quyền lợi khi xảy ra sự cố.